Để có thể tái chế quần áo cũ bạn cần xác định xem làm mới chiếc áo thun đó liệu có phù hợp với phong cách mới không? Từ màu sắc, kiểu dáng đến việc kết hợp với những bộ đồ như quần hay váy như thế nào?
Bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình sao cho phù hợp với kích thước cơ thể...
Để tái chế áo thun cũ, bạn cần chuẩn bị.
Lấy số đo cơ thể mình (kích cỡ, số đo vai, vòng ngực...)
Số đo chiều rộng, chiều dài của sản phẩm.
Chất liệu của vải có phù hợp để tái chế không.
Bạn cần chú ý về độ ngắn, chiều dài, rộng của áo thun.
Cách tái chế chiếc áo thun thành chiếc đầm ngắn duyên dáng
Nếu bạn thấy chiếc áo thun dài tay không phù hợp với mùa hè nữa thì đừng vội bỏ đi. Hãy tái chế thành chiếc đầm ngắn dễ thương, bạn có thể kết hợp với áo sơ mi trắng để đi làm hoặc áo phông khi đi chơi.
Sử dụng những hình dán dễ thương trang trí cho áo thun
Bạn đã chán phải mặc những chiếc áo thun cũ, vậy hãy trang trí chiếc áo thun đó với những hình dễ thương, nhiều màu sắc. Bạn dễ dàng có thể tìm thấy những miếng dán với hình thù đa dạng, nhiều màu sắc tại các cửa hàng bán phụ kiện may mặc. Từ một chiếc áo cũ hoặc bị rách, có lỗ thủng bạn có thế khéo léo tái chế bằng cách dán những hình mà mình yêu thích lên vị trí bị hỏng.
Xếp áo thun nhanh đẹp gọn gàng không bị nhăn
Hướng dẫn cách xếp áo thun kiểu cuộn tròn, kiểu siêu nhanh Nhật Bản không bị bung hay nhắn thích hợp xếp gọn va li trong những chuyến du lịch.
Cách xếp áo thun cuộn tròn bằng nắm tay
Gấp áo thun cuộn tròn sẽ tiết kiệm diện tích hơn, thích hợp cả lúc đi du lịch và sắp xếp quần áo ở nhà. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Gấp phần gấu áo thun lên một đoạn ngắn 3 - 5 cm.
Bước 2: Gấp 1/3 áo bên trái vào trong, sau đó gấp phần tay ra phía ngoài.
Bước 3: Tiếp tục gấp 1/3 áo bên phải vào, gấp tay áo ra phía ngoài tương tự như bước 2.
Bước 4: Cuộn áo từ phía cổ xuống dưới, cố gắng cuộn càng chặt tay càng tốt.
Bước 5: Khi cuộn hết, bạn dùng tay lật lớp áo ở gấu sao cho nó cuộn kín lại và cố định cuộn áo.
Cách xếp áo thun tay dài cuộn tròn
Cách xếp áo thun cuộn tròn kể trên sẽ phù hợp với những chiếc áo tay ngắn hơn. Nếu bạn yêu thích những kiểu áo thun tay dài thì nên áp dụng cách xếp sau:
Bước 1: Đầu tiên, đặt áo úp xuống một mặt phẳng như giường hoặc mặt bàn, rồi chỉnh thẳng cổ áo và tay áo.
Bước 2: Gấp cả 2 tay áo vào giữa, xuôi theo mép áo.
Bước 3: Gấp ngược lai áo lên trên khoảng 5 cm.
Bước 4: Gấp hai bên áo vào nhau.
Bước 5: Cuộn áo từ dưới lên và chỉnh cho đều, sau đó cho vào vali là xong.
Bước 6: Bẻ lại phần lai đã gấp ban đầu để giữ áo không bị bung là xong.
Cách xếp áo thun có cổ
Áo thun có cổ là một trong những mẫu áo thun được nhiều người yêu chuộng hiện nay.
Bước 1: Tìm mặt phẳng để đặt áo
Để gấp được áo thun có cổ đẹp bạn cần phải tìm một mặt phẳng để đặt áo. Bạn chỉ cần đặt áo úp xuống trên mặt bàn, hoặc nền nhà và duỗi thẳng áo và phần tay áo. Chú ý trước khi gấp bạn nên gỡ hết các nút áo ở phần cổ nhé.
Bước 2: Gấp tay áo
Sau khi đã úp áo xong bạn lần lượt gấp 2 phần tay áo vào giữa lưng áo. Khi gấp cần cố gắng không để cho phần tay áo bị xếp chồng lên nhau. Ở bước này bạn chỉ gấp phần tay áo không kéo theo phần nào khác của áo.
Bước 3: Gấp 2 bên áo
Việc tiếp theo, bạn dùng 2 tay nắm lấy một bên áo thật nhẹ nhàng và gấp hai bên áo vào giữa lưng. Bạn cũng thực hiện tượng tự cho bên áo còn lại. Nếu làm đúng thì bạn sẽ thấy dưới phần cổ áo thun xuất hiện chữ V.
Bước 4: Gấp đôi áo
Bước kế tiếp bạn chỉ cần gấp đôi áo lại theo hướng từ dưới lên. Chú ý, ở bước này áo của bạn vẫn đặt úp như lúc đầu và bạn nắm lấy phần dưới chân áo gấp ngược lên phần cổ áo là xong, nhưng phần chân áo vừa chấm cổ áo thôi bạn nhé.
Bước 5: Lặp lại việc gấp đôi thêm lần nữa nếu áo quá dài
Nếu áo quá dài và bạn muốn làm ngắn hơn để tiện cho vào vali hay tủ áo đỡ chiếm diện tích bạn có thể thực hiện gấp đôi thêm một lần nữa. Cách thực hiện tương tự như ở bước 4.
Bước 6: Lật lại và cất trong tủ quần áo hoặc vali
Cuối cùng, bạn chỉ cần lật mặt trước áo lên là xong. Đây là cách gấp đơn giản và dễ thực hiện, cách gấp áo thun có cổ này giúp bảo quản áo luôn đẹp khi cho vào vali, túi xách hay tủ quần áo,...
Hướng dẫn cách xếp áo thun ba lỗ
Áo thun balo là một trong những mẫu áo thường dùng để mặc tập gym, chạy bộ hay dùng mặc cho những mùa nắng nóng. Dù chiếc áo này thiết kế không quá cầu kỳ nhưng để bảo quản áo tốt hơn bạn cũng nên biết cách xếp chúng nhé.
Đầu tiên bạn trải áo thun ba lỗ lên mặt phẳng như mặt bàn hay mặt sàn nhà. Chú ý kéo áo cho phẳng đều.
Bước theo bạn gấp hai bên hông áo vào trong sao cho 2 mép áo song song với nhau và nằm giữa lưng áo.
Kế tiếp bạn chỉ cần sửa phần vai áo cho thẳng với hai mép áo vừa gấp vào trước đó để nếp gấp kế tiếp được đẹp hơn.
Cuối cùng là bạn chỉ cần gấp đôi áo lại, chú ý gấp từ chân áo gấp lên hướng cổ áo. Hoặc với áo ba lỗ này bạn có thể gấp theo kiểu cuộn tròn cho vào học tủ quần áo, hay vali, túi xanh mỗi khi đi du lịch,...để tiết kiệm diện tích hơn mà không làm áo bị nhăn nhúm.
Gấp áo phông
Bước đầu tiên để gấp áo phông đó chính là đặt áo xuống một mặt phẳng như bàn, giường ngủ hoặc một vật dụng có kích thước đủ rộng. Bạn cần phải trải áo ra và lật mặt trước của nó xuống dưới.
Nếu trên áo của bạn có in hình thì bạn phải đảm bảo đặt hình ảnh úp xuống. Gấp tất cả các áo phông theo cùng một cách, cùng kích thước để giữ cho chúng được cân bằng khi xếp cao và trông đẹp mắt hơn nhé.
Đối với áo sơ mi tay ngắn, bạn không cần phải làm gì trước khi thực hiện nếp gấp này. Thật đơn giản khi bạn chỉ cần đặt một bên tay áo lên phần còn lại. Chúng sẽ được nhét gọn gàng vào bên trong áo khi bạn đã xếp xong hoàn chỉnh.
Trường hợp tay áo không nằm gọn trên vải hoặc một bên tay áo dài hơn bên kia thì bạn hãy xếp riêng rẽ từng tay áo. Bạn cần gấp áo sơ mi vào trong, kéo dài tay áo ra ngang giữa áo. Sau đó, gấp tay áo lại về phía bạn, kéo nó xuống để tay áo nằm trên áo sơ mi.
Cách gấp này sẽ tạo thành những hình tam giác vừa vặn với áo, nếu chúng nhô ra ngoài thì bạn không thể gấp gọn gàng phần còn lại của chiếc áo nữa. Lúc này bạn nên tháo ra và gấp lại nhé.
Phần còn lại của áo sẽ gấp dễ hơn nhiều so với tay áo. Tiếp theo bạn cần phải gấp đôi áo theo chiều từ dưới lên trên, vén gấu áo lên, giữ chặt nó bằng cả hai tay và đưa nó lên cổ áo.
Sau khi bạn haonf thành nếp gấp xong, cần đảm bảo chiếc áo sơ mi phải trông giống như hình chữ nhật ngắn với phần viền ở trên và tay áo được nhét hết vào bên trong vải.
Để cất giữ những chiếc áo sơ mi theo cách gấp này, bạn nên đựng chúng vào trong thùng đựng hồ sơ hoặc trong ngăn kéo. Như vậy, bạn có thể dễ dàng lựa chọn áo bạn cần bằng cách kéo tủ và lướt qua chúng.
Cách gấp áo nhanh kiểu Nhật Bản
Ban đầu bạn nên tạo một không gian rộng rãi trên bàn hoặc một chỗ gấp chắc chắn, đặt áo sơ mi theo chiều ngang với cổ áo sang trái của bạn. Sau đó, hãy lộn một tay áo hướng về phía bạn và cổ áo hướng về bên trái. Bạn nên là phẳng hết bất kì nếp nhăn hoặc nếp gấp nào trước khi bạn gấp tiếp nhé.
Nếu bạn bắt đầu từ tay áo kia, hãy nhớ đảo ngược vị trí tay của bạn. Dùng tay phải nắm vai và tay trái vặn tròn vùng dưới.
Tiếp đến, bạn hãy vặn tròn vai ở tay áo gần bạn nhất. Khi cổ áo ở bên trái, bạn hãy dùng tay trái để với lấy áo. Nắm mép trên của vai cách đường may bên cạnh khoảng 5.1cm.
Trong trường hợp, chiếc áo bạn gấp là áo phông thì phần này sẽ nằm ở khoảng giữa tay áo và cổ áo. Nếu bạn bắt đầu ở phía bên kia của áo, vai sẽ ở bên phải của bạn và tiếp cận nó bằng tay phải của bạn.
Bạn cần phải giữ phần giữa của áo sơ mi bằng tay kia của bạn. Nhìn lướt qua áo, tìm điểm giữa cổ áo và viền áo.
Sau đó, di chuyển bàn tay còn lại của bạn xuống đó và giữ nó thẳng hàng với vị trí bạn vặn tròn trên vai. Vải áo sẽ được kẹp giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bạn. Tay phải của bạn phải song song với tay trái để nếp gấp hoạt động tốt hơn.
Gấp áo lại từ trên xuống dưới bằng tay trái của bạn. Trong khi vặn tròn bằng cả hai tay, đưa vai áo xuống hết gấu áo. Qua tay phải của bạn, di chuyển vai thẳng xuống dưới. Sau khi bạn nắm được vai, hãy dùng tay trái kẹp cả hai vai lại.
Bạn sẽ cảm thấy hơi kỳ lạ, vì gấp áo như vậy sẽ khiến hai cánh tay của bạn bị bắt chéo. Nhưng nó sẽ dẫn đến một sự gấp rút tuyệt hảo nếu bạn tiếp tục gấp như vậy.
Hai cánh tay của bạn mở rộng để nâng áo lên không trung, giữ nguyên tư thế ôm để cánh tay không bị rối. Bạn sẽ có được một tấm vải hình chữ nhật vừa gấp có một ống tay thò ra ngoài. Để loại bỏ các nếp nhăn, bạn dùng tay kéo căng áo và lắc mạnh.
Sau đó nằm xuống sao cho ống tay áo nằm ở phía đối diện với bạn. Khi lần đầu tiên thực hiện cách gấp như này sẽ hơi khó khăn cho một số bạn.
Nhưng khi bạn có thể giữ chắc vải bằng cả hai tay, gấp đôi chiếc áo vào phần tay áo còn lại. Vén áo lại và vặn tròn vai, viền áo như bình thường. Dùng bàn tay để nhét phần tay áo còn lại vào bên dưới áo sơ mi.
Cuối cùng, gập đôi chiếc áo lại để giảm kích thước còn lại một nửa. Điều này chứng tỏ bạn đã gấp thành công, sẵn sàng để cất giữ vào tủ.
Việc gấp áo sẽ trở nên vô cùng dễ dàng hơn so với tưởng tượng của bạn, bạn chỉ cần giữ phần bạn cần gấp về phía ống tay áo. Bạn sẽ không bao giờ phải đặt lại bàn tay của mình vào lần nào nữa.
Chọn bột giặt cho áo thun
Tuy nhiên, mang theo thật nhiều quần áo lúc đi chơi thì việc giặt áo thun, làm sạch chúng lúc về nhà lại là một cơn ác mộng khác. Quần áo nhiều ngày không giặt đầy mùi hôi, lấm bẩn khiến bạn không khỏi mệt mỏi.
Quần áo của bạn sẽ được giặt sạch và được ủ hương thơm mát bền lâu, mang đến trải nghiệm sạch thơm hoàn hảo. Sản phẩm mới, thêm 20% tinh dầu thơm Comfort, cho quần áo thơm nay còn thơm hơn. Sản phẩm dành riêng cho máy giặt cửa trên, được tin dùng bởi 11 hãng máy giặt hàng đầu, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của bạn.
Nếu quần áo của bạn được làm từ liệu vải "nhạy cảm", dễ hư hỏng bắt buộc phải giặt tay. Bạn có thể lựa chọn Bột giặt OMO Comfort để giặt giũ. Bột giặt với hương thơm sang trọng bền lâu cùng hệ bọt thông minh giúp đánh bay vết bẩn sau một lần vò, mang đến trải nghiệm sạch thơm hoàn hảo cho áo quần.
Cách làm giãn áo thun và khắc phục vải thun bị co rút
Cách 1: Cách làm giãn áo thun bị chật bằng tay
Cách làm giãn áo thun bị chật bằng tay là phương pháp đơn giản nhất và được nhiều người áp dụng giúp khắc phục tình trạng áo bị co rút. Không yêu cầu những vật dụng quá khó tìm kiếm, điều duy nhất đó là một đôi bàn tay khéo léo của bạn là đã làm giãn áo thun ra được rồi.
Chất vải Cotton là chất liệu phổ biến nhất để may áo thun. Tính chất của chất liệu này là khả năng co giãn cao. Tận dụng ưu điểm này, nếu chiếc áo của bạn quá chật, hãy dùng tay để kéo giãn chiếc áo ra nhiều lần, với thao tác nhẹ nhàng để tránh làm rách áo hay áo giãn quá mức.
Cách 2: Sử dụng dầu xả để làm giãn áo bị chật
Chắc cũng phải có ít nhận một lần khi ai đó tặng bạn một chiếc áo thun và không may là nó bị chật phải không nào? Điều này khiến cho khi mặc vào sẽ bị bó sát, khó di chuyển và hoạt động gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn mặc chiếc áo ấy thì bạn cũng có thể sử dụng dầu xả như cách làm giãn áo thun bị chật đơn giản.
Dùng dầu xả hoặc dầu gội hòa tan với nước ấm và ngâm chiếc áo trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó, lấy chiếc áo ra và trải lên khăn tắm và cuộn tròn lại, ấn từ từ để nước từ áo thấm hết vào khăn.
Những thành phần có trong chúng sẽ giúp làm mềm sợi vải, lúc này bạn có thể kéo giãn áo tùy ý một cách dễ dàng. Hãy phơi áo bằng ánh nắng tự nhiên. Để hạn chế bay màu hay bong tróc các hình in thì có thể chọn nên râm mát, thoáng đãng để phơi.
Cách 3: Cách làm giãn áo thun bằng dầu gội em bé
Cách làm giãn áo thun bằng dầu gội em bé có cách thức tương tự như dùng dầu xả. Ưu điểm của phương pháp này là công thức thành phần dầu gội em bé dịu nhẹ không gây hại cho quần áo trong quá trình kéo căng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị thau chứa nước ấm 60 đến 70 độ C, dầu gội em bé và 2 khăn tắm lớn.
Bước 2: Hòa dầu gội em bé và thau nước ấm theo tỉ lệ cứ 1 lít nước hòa với 15ml dầu gội.
Bước 3: Ngâm quần áo trong 15 phút. Sau đó, dùng tay kéo giãn theo chiều dọc hoặc chéo để tăng chiều dài. Kéo chiều ngang để tăng chiều rộng cho thân áo và tay áo.
Bước 4: Kế đến, bạn tiếp tục ngâm áo thêm 15-20 phút nữa rồi xả sạch lại quần áo với nước sạch.
Bước 5: Sau khi xả sạch bạn trải áo lên khăn tắm và cuộn chúng lại để khăn tắm thấm bớt nước trên áo.
Bước 6: Lấy áo ra và trải lên chiếc khăn thứ 2 và dùng tay kéo giãn lần nữa tại những vị trí muốn kéo giãn.
Bước 7: Khi đã kéo dãn ưng ý, bạn dùng các vật nặng đè lên các góc để quá trình khô sẽ giúp cố định chiều dài kéo giãn mà bạn đã thực hiện không bị rút lại.
Cách làm giãn áo thun bằng bàn là
Bước 1: Ngâm áo thun cùng nước xả khoảng 15 - 20 phút và vắt cho ráo nước. Trong nước xả vải có các thành phần giúp làm mềm vải, ổn định cấu trúc sợi vải bị tổn thương do quá trình giặt giũ. Nhờ vậy quần áo sẽ phục hồi được độ đàn hồi và thấm hút mồ hôi vốn có.
Bước 2: Đặt áo thun lên mặt phẳng có khăn lót phía dưới và dùng bàn là ở mức nhiệt thấp, vừa thực hiện thao tác là vừa kéo áo theo chiều ngược lại.
Bước 3: Tiếp tục để trên mặt phẳng và dùng móc áo hoặc vật nặng để cố định dáng áo và phơi khô tự nhiên.
Kéo giãn áo thun khi tắm với vòi hoa sen
Dưới tác động của nước sẽ khiến chiếc áo mềm mại và dễ kéo giãn hơn bao giờ hết, đặc biệt là nước ấm. Nếu bạn không biết cách làm giãn áo thun thế nào thì có thể thực hiện cách kéo giãn áo dưới vòi hoa sen với kích thước phù hợp với cơ thể luôn đấy.
Hãy thử mặc chiếc áo thun muốn kéo giãn và tắm dưới vòi sen ấm. Hoặc bạn có thể tự thưởng thời gian ngâm mình trong nước ấm vừa tiện thể kéo giãn áo. Đừng quên hòa chút tinh dầu dưỡng da vào để nuôi dưỡng làn da luôn bạn nhé.
Cách làm giãn áo thun bằng vật nặng kéo giãn áo thun: Không cần thực hiện cầu kỳ nhiều bước. Chỉ cần vài vật dụng nặng là đã có thể kéo giãn áo cho bạn.
Bước đầu, bạn hãy làm ướt áo với nước ấm. Sau đó, thực hiện các thao tác tay kéo giãn tại những vị trí muốn kéo. Kế tiếp dùng 6 - 8 vật nặng đè lên tại vị trí các góc như 2 tay áo, gấu áo, cổ áo... sao cho cố định giữ nguyên độ giãn chiếc áo. Cứ giữ nguyên như vậy trong nửa ngày hoặc cả ngày càng tốt. Kiểm tra lại bạn sẽ phải bất ngờ với kết quả đấy.
Dùng chiếc ghế kéo giãn áo
Về nguyên lý thì cách làm giãn áo thun bằng ghế cũng tương tự như dùng vật nặng. Nếu bạn không biết cách xếp các vật nặng lên thì hãy nghĩ đến chiếc ghế nhé.
Chỉ cần làm ướt áo với nước ấm. Kế đến lồng chiếc áo vào lưng ghế tựa lớn. Dùng tay kéo giãn trong lúc chiếc áo vẫn phủ lên lưng ghế tựa. Để nguyên chiếc áo như vậy từ nửa ngày đến 1 ngày sẽ thấy chiếc áo rộng ra như bạn mong muốn.
Một số lưu ý khi thực hiện cách làm giãn áo thun
Việc làm giãn áo thun rộng ra phải tùy vào chất vải để lựa chọn cách phù hợp. Bạn cần chú ý một số điều sau khi thực hiện cách làm giãn áo thun:
Không nên kéo quá mạnh tay: Nguy cơ làm biến dạng chiếc áo.
Chỉ có những chiếc áo thun cotton 100% mới có hiệu quả khi kéo giãn bằng tay: Áo sẽ bị cứng và khó kéo giãn hơn khi áo làm bằng chất liệu polyester. Bạn có thể lặp đi lặp lại với thời gian thực hiện lâu hơn nếu sử dụng một cách làm giãn áo thun không có hiệu quả cao.
Nên phơi áo bằng giàn phơi đối với chất liệu len bạn không phơi bằng móc vì sẽ khiến chiếc áo bị kéo dài, không giữ được hình dáng áo ban đầu.