Vải thun sử dụng may áo khoác chống nắng thì cần phải có khả năng chống tia UV,UVA và UVB gây hại. Đồng thời áo khoác chống nắng được thiết kế đặc biệt để ngăn cản tia bức xạ của ánh nắng mặt trời, đồng thời vẫn giữ độ co giãn, mềm mại, thời trang cho áo.
Mục đích sử dụng: với thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì chiếc áo khoác vừa chống nắng, chống tia UV, vừa thấm hút mồ hôi, thoáng mát mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất liệu vải thường dùng: sợi polyester có thành phần chống UV, thoát hơi ẩm tốt nhưng mặc lâu sẽ nóng; sợi tự nhiên (cotton, viscose) có tính chất hút mồ hôi tốt, giúp thoáng mát. Vì vậy, người ta thường pha 2 loại sợi này để tạo ra loại vải vừa có tính chất thoát ẩm, chống nắng, vừa có khả năng thấm hút mồ hôi.
Về kiểu dệt của vải: Với môi trường nóng thì kiểu vải mềm, mịn, có độ dày vừa phải, không bết dính khi đổ mồ hôi là loại vải ưa chuộng. Một số kiểu vải bạn nên chọn là Single Jersey, Interlock, Rib nhỏ (1×1, 1×2), mè. Nếu muốn những kiểu vải lạ mắt hơn, bạn có thể chọn các mẫu Jacquard, wafflee, slub...nhưng lưu ý là chi tiết nhỏ, không quá dày, quá to. Mặt trái của vải sẽ dệt theo kiểu French Terry để thấm hút và thoát hơi tốt.
Ngoài ra, để có thể tăng độ chóng nắng, chống tia UV, chống vi khuẩn, bạn có thể sử dụng các hoạt chất chống UV, chống khuẩn trong quá trình nhuộm vải. Tuy nhiên giá thành những chiếc áo này cao, chắng hạn áo khoác chống tia UV là loại áo được quảng cáo chống tia UV, khá được thị trường Việt Nam yêu thích hiện nay.
Các loại vải thun thích hợp may áo khoác nhẹ
Các loại vải thun sử dụng may áo khoác nhẹ, thường có tác dụng tránh gió nhẹ hoặc mục đích thời trang là chính. Có lẽ vì vậy, mà có rất nhiều loại vải thun có thể sử dụng để may áo khác nhẹ.
Mục đích sử dụng: Áo khoác nhẹ có mục đích chắn gió và thời trang là chính nên mình vải cần mềm, mịn, nhẹ, mỏng, thoáng mát, giúp người mặc thoải mái và tự tin.
Chất liệu: có nhiều sự lựa chọn như chất liệu vải tự nhiên (cotton, viscose, bamboo, modal...) hoặc sợi nhân tạo (polyester, nylon (polyamid)...), có thể pha spandex để tăng co dãn và mềm mịn cho vải.
Kiểu vải: khá đa dạng về lựa chọn như:
Nếu bạn may các kiểu đơn giản, thanh lịch: single jersey, rib, interlock.
Nếu may kiểu thời trang: Jacquard, Slub. Bạn có thể may phối hợp cùng vải thun mè, thun lưới, thun in 3D, in bông cũng là xu hướng hiện nay.
Một số chất liệu mỏng như giả da, jean mỏng, kaki mỏng...cũng được người tiêu dùng khá yêu thích.
Theo xu hướng, người ta sẽ sử dụng kiểu vải mặt trong là kiểu vải french terry để tăng độ thấm hút mồ hôi và thoát hơi cho người mặc.
Các loại vải thun thích hợp may áo khoác lạnh
Mỗi khi thu qua đông đến thì áo khoác lạnh lại trở thành mặt hàng bán rất chạy, áo khoác lạnh không chỉ giúp giữ ấm cho cơ thể mà còn là phong cách thời trang mùa đông. Cùng tìm hiểu thêm về các loại vải thun may áo khoác lạnh dưới đây nhé.
Mục đích sử dụng áo khoác lạnh: Là để giữ ấm cơ thể, tránh gió vào mùa lạnh. Đối với một số vùng, thời tiết lạnh nhưng hanh khô, không mưa thì chỉ cần chiếc áo có khả năng giữ ấm, cản gió hoặc có thêm yếu tố giữ độ ẩm cho da là được. Đối với những vùng thời tiết lạnh nhưng mưa ẩm ướt, gió lùa thì chiếc áo cần có khả năng chống thấm nước, chống gió tốt.
Chất liệu vải thun may áo khoác: Thường dùng cho mùa lạnh là sợi tổng hợp (polyester, nylon,...) và len là tốt nhất vì 2 loại chất liệu này giúp giữ nhiệt khá tốt.
Các loại vải thun thường dùng để may áo lạnh
Vải thun Fleece (hay còn gọi là vải dạ): đây là loại vải được cào lông bên trong, khá mềm mại và giữ ấm rất tốt. Hầu hết các loại áo khoác giữ ấm đều dùng loại vải này.
Vải len hoặc vải thun giả len: sợi vải có lông xù nhẹ. Cashmerer là loại vải len cao cấp, lấy từ lông cừu. Loại vải cashmere này rất được ưa chuộng ở nước ngoài nhưng giá thành cũng rất cao.
Vải jean dày, vải kaki dày cũng được lựa chọn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp, người ta cũng thường may kết hợp lớp vải thun fleece bên trong hoặc người tiêu dùng mặc thêm 1 lớp áo thun giữ nhiệt bên trong.
Ngoài ra. đối với những chiếc áo cần thêm độ chắn gió và chống thấm nước thì chỉ có chất liệu polyester hoặc nylon là lựa chọn tối ưu. Vì 2 loại sợi này có đặc tính chống thấm nước cao và nhanh khô. Người ta sẽ sử dụng vải dệt giả da, trơn, láng để chống thấm nước bên ngoài, còn bên trong thì dùng kiểu vải Fleece để giữ ấm.
Áo Polo là gì?
Áo Polo được biết đến là những loại áo có cổ, là áo cổ gập, có cài nút gần giống với áo sơ mi. Loại áo này được may bằng chất liệu vải thun co giãn, chính vì vậy mà có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt tạo nên sự thoải mái, dễ chịu. Áo Polo đem đến cho người mặc cảm giác sang trọng, lịch lãm làm tăng sự năng động và trẻ trung khiến nhiều người ưa chuộng.
Nguồn gốc áo PoLo
Cái tên Polo được bắt nguồn từ một môn thể thao là khúc côn cầu tại Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19. Ban đầu khi xuất hiện trên thị trường, nó đơn giản chỉ là áo lót của quân đội và chủ yếu là áo cổ tròn được nhiều lính mặc hồi chiến.
Sau này áo Polo bắt đầu xuất hiện trong các trận tennis và được thiết kế lại một cách sao cho phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Năm 1940 là thời điểm thịnh hành của áo, bắt đầu xuất hiện nhiều và trở thành xu hướng cho tới thời điểm hiện tại.
Đây là một loại áo không kén người mặc, không chỉ phù hợp với nam giới mà khi nữ giới mặc vào cũng chẳng thua kém gì. Với một chiếc áo Polo bạn có thể mặc ở nhà hoặc tự tin đi chơi, đi du lịch và thậm chí được nhiều công ty lựa chọn làm áo đồng phục cho nhân viên.
Ưu điểm của áo Polo là gì?
Một trong những ưu điểm của áo Polo đó chính là:
Được may từ chất liệu lacoste nên khả năng thấm hút mồ hôi tốt, co giãn 4 chiều mang lại cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Khi mặc vào sẽ cảm nhận được sự sang trọng, lịch sự nhưng không vì thế mà át đi tính năng động, trẻ trung.
Là một sự lựa chọn hoàn hảo cho nam giới, được coi là trang phục lý tưởng với phong cách mạnh mẽ và thiết kế đơn giản. Không chỉ dừng ở đó, Polo cũng đã sản xuất ra nhiều mẫu thiết kế phù hợp cho phái nữ.
Kiểu áo Polo shirt là gì?
Có 3 kiểu dáng áo Polo được ưa chuộng và thông dụng trên thị trường hiện nay đó là:
Classic-Fit: Đây là kiểu dáng cổ điển, được thiết kế rộng, thoải mái, không gây gò bó khi mặc. Ngoài ra còn che đi khuyết điểm cơ thể, rất phù hợp sử dụng khi chơi thể thao, du lịch,...
Regular-Fit: Là kiểu dáng đã được cách tân lại, thiên về phần hiện đại. Vòng eo được bóp gọn, nách và ngực được cắt rộng hơn Classic-Fit. Kiểu áo này mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, tôn lên vóc dáng cơ thể, mang đến sự gọn gàng, tinh tế khi mặc.
Slim-Fit: Được mô tả theo kiểu dáng ôm sát cơ thể của người mặc, là sự lựa chọn hoàn hảo cho những chàng trai có vóc dáng chuẩn.
Cách mix đồ bao đẹp với áo Polo
Với phái mạnh, áo Polo đã không còn quá xa lạ gì, một chiếc áo Polo đơn giản lại có thể mang tới những phong cách, thần thái khác nhau.
Mix với quần jean
Đây là một sự lựa chọn không thể thiếu với chiếc áo Polo, được ví như một cặp đôi hoàn hảo. Mang lại phong thái đơn giản nhưng vẫn làm nổi bật người mặc.
Mix với quần tây
Với một chiếc quần tây lịch lãm kết hợp với chiếc áo Polo, nó sẽ mang đến cho người mặc sự năng động, trẻ trung. Nên chọn kiểu quần tây khác với màu áo, như vậy trang phục sẽ có điểm nhấn và có độ hài hòa.
Mix với quần short
Một sự kết hợp mang đến cảm giác tươi trẻ, năng động lại không kém phần cá tính. Bạn nên lựa chọn mang giày thể thao, giày lười hoặc có thể là sandal khi kết hợp áo Polo với quần short.
Chất liệu vải may áo thun Polo phổ biến
Có 2 loại chất liệu phổ biến đó là Pique cotton và Jersey cotton:
Vải Pique cotton (hay còn được gọi là vải cá sấu): Một chất liệu vải khiến người mặc cảm thấy thoải mái, thêu logo lên áo thun, dễ chịu vì có mắt vải to. Tuy nhiên nhược điểm dễ bị tình trạng xù lông.
Vải Jersey cotton: Là loại vải dệt theo phương ngang, có kết cấu bề mặt mịn và khả năng đàn hồi tốt.
Vải ren là gì?
Nhiều người thắc mắc về khái niệm vải ren là gì? Vải ren là một loại vải đặc trưng được đan từ các sợi vải với phương pháp lặp, bện, xoắn lại các sợi khác nhau. Trên bề mặt vải sẽ hình thành chỗ kín, chỗ hổng, chính các khoảng trống này là điểm nhấn nhá tạo nên sự quyến rũ của vải ren. Vải ren bền được quyết định bởi số lượng sợi vải và các mũi đan dày khéo léo. Thành phần chính để làm vải ren là bông, lụa hoặc tơ.
Vải ren ra đời từ cuối thế kỉ 15 cho tới nay vẫn luôn được khách hàng trên khắp các nước ưa chuộng và sử dụng tạo ra đa dạng các kiểu cách cổ điển, hiện đại, tươi trẻ, sexy theo nhu cầu. Vải ren được sử dụng linh hoạt để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, phong phú về hoa văn, phụ kiện, kiểu dáng, kết hợp với chất liệu khác. Đa phần các sản phẩm làm từ ren đều lộng lẫy, duyên dáng.
Vải ren thấy khá nhiều trong các trong phục trong lễ cưới như váy cưới, vật liệu trang trí đám cưới, trang trí nội thất. Vải ren có bảng màu sắc phong phú như màu trắng, vàng, đen, hồng, cam, xanh, đỏ, tím,...
Các loại vải ren hiện nay
Người ta sẽ dựa vào kỹ thuật làm nên vải ren để phân chia thành 2 loại chính, đó là ren kim và ren cuộn:
Ren Kim
Ren kim là loại ren có cách dệt hết sức đơn giản chỉ với một mũi kim và đường chỉ thực hiện dễ dàng hơn cả. Thực tế chất ren này lại hơi cứng và thô, phù hợp với trang trí và làm đồ nội thất hơn.
Ren Cuộn
Ren cuộn là dạng vải ren cao cấp được làm từ nhiều sợi ren với đa dạng màu sắc tươi tắn. Công đoạn dệt đơn giản, thời gian nhanh chóng, chất ren cũng mềm mại hơn ren kim.
Ngày nay ren đã có sự biến hóa linh hoạt hơn với nhiều loại khác nhau cao cấp hơn, đẹp hơn, đắt giá hơn. Ví dụ như ren lụa, ren đính đá, ren hoa, ren chỉ,...
Ưu – nhược điểm của vải ren
Chúng ta cùng điểm qua xem vải ren có những ưu điểm và nhược điểm nào:
Ưu điểm
Kết cấu vải ren đặc biệt nên mang tới những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, có chút gì đó vừa kín vừa hờ hững cực kỳ quyến rũ khi may phục trang.
Vải ren đem tới cảm giác mềm mại, tinh tế, toát lên sự sang trọng
Khi sử dụng vải ren thời gian dài vẫn bền bỉ, không bị giãn, rách nhanh chóng
Vải ren thiết kế được nhiều kiểu cách, màu sắc, định hình các phong cách linh hoạt
Ứng dụng vải ren đa dạng như trong ngành may mặc, nội thất, làm quà tặng,...
Nhược điểm
Vải ren thường rất mỏng hoặc làm hở nên cần có lớp lót bên trong nếu bạn không muốn bị lộ hay quyến rũ quá.
Vải ren thường hay bị rách nếu chẳng may dính vào các vật sắc nhọn, đinh, đồ đạc
Khi giặt đồ làm bằng vải ren thì phải giặt bằng tay mới đảm bảo chất liệu, không nên giặt bằng máy dễ bị bai và xù.
Hướng dẫn cách chọn mua vải ren tốt nhất cho bạn
Khi nắm được vải ren là gì bạn sẽ muốn biết cách chọn chất liệu phải không. Việc chọn vải ren cũng cần phải có bí kíp để chọn chuẩn chất lượng tốt mà lại phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Vải ren có thể mặc trong mọi thời tiết, chỉ cần thay đổi kiểu thiết kế là được nên bạn chú ý mùa hè may cọc thoáng mát, mùa đông thì may dài tay thêm lớp lót là ấm hơn.
Thị trường có nhiều loại ren khác nhau bạn nên chọn ren vào mùa hè có độ dày vừa phải hoặc 2 lớp không nên quá dày mặc vào không được thoải mái, mát mẻ, quyến rũ. Mùa đông thì bạn chọn ren dày có nhiều lớp lót vừa toát lên sự sang trọng cho trang phục lại ấm áp hơn.
Chọn đồ ren mặc thì không chọn loại quá cứng, thô ráp khi lên cơ thể sẽ thấy ngứa, khó chịu. Chọn chất liệu mềm mại, tôn lên được vóc dáng cơ thể và không gây kích ứng cho làn da.
Màu sắc vải ren đa dạng nên chọn màu phù hợp với làn da, phong cách và điều kiện thời tiết.
Công nghệ in kéo lụa áo thun
Công nghệ in kéo lụa ra đời từ rất sớm và được tận dụng cho tới bây giờ vì có được các đặc tính thú vị. Với kiểu thủ công này thì thợ sẽ đặt bản dưới khuôn in làm tơ lụa rồi in lên áo thun với màu sắc được pha trộn theo yêu cầu của khách hàng. Sau này thì công nghệ phát triển hơn người ta thay vật liệu bằng vải sợi hóa học, lưới thì chọn lưới kim loại cho chắc chắn.
Công nghệ này có thể in áo được trên nhiều vật liệu khác nhau, cả bề mặt bằng phẳng và cong vênh. Xưởng có thể tin các màu đơn với số lượng lớn cực kỳ nhanh, thao tác định sẵn chỉ trong vài giây là xong in được một thành phẩm. Phương pháp in thủ công này không yêu cầu kỹ thuật cao nên chi phí rẻ.
Quy trình in áo thun bằng công nghệ in kéo lụa
Bước 1: Nhân viên xưởng sẽ tạo phim và xuất phim rồi chụp lại khung lụa.
Bước 2: Tiến hành pha mực in và kéo lụa làm sao cho phù hợp với khung lụa đã chụp lại.
Bước 3: Thợ có thể sử dụng cách ép nhiệt hoặc sấy khô để hình ảnh bám kỹ hơn trên bề mặt của vật liệu.
Công nghệ in chuyển nhiệt lên áo
In chuyển nhiệt hay còn gọi là in mực thăng hoa, hiện công nghệ này được ứng dụng cực kỳ phổ biến để in hình lên áo thun. Bạn có thể thấy những mẫu áo thun 3D nhiều màu sắc, hình ảnh sống động đều là từ công nghệ này mà ra. Kỹ thuật in chuyển nhiệt này chủ yếu phục vụ nhu cầu in áo thun đồng phục, áo lớp, áo nhóm.
Công nghệ in áo thun này là cách in gián tiếp, hình ảnh được in trên một tấm film rồi chuyển sang vải in bằng thiết bị ép nhiệt. Người ta thường nhận sử dụng công nghệ này với số lượng áo in lớn đỡ tốn công, thời gian in nhanh chóng, màu sắc và đường nét in đẹp mắt, chất lượng in không chê vào đâu được.
Kỹ thuật in chuyển nhiệt áo đồng phục tối màu
Bước 1: Thợ sẽ khởi động và dùng máy in màu có gắn hệ thống mực Pigment UV in file hình như ý bằng giấy có 2 lớp màng. Sau đó dùng giấy 3G-Jet để thực hiện thao tác tiếp theo.
Bước 2: Thợ sẽ lột phần giấy cứng của giấy để đặt lớp màng cao su lên áo thun.
Bước 3: Dùng máy ép nhiệt phẳng ép phần giấy in lên vải thun ở 138 độ trong 45s – 1 phút thì dừng lại, lấy áo thun ra ngoài kiểm tra chất lượng.
Kỹ thuật in chuyển nhiệt trên áo đồng phục sáng màu
Bước 1: Thợ sẽ chuẩn bị mẫu in và pha mực sẵn theo mong muốn
Bước 2: Sử dụng kéo để cắt bỏ các phần không cần thiết.
Bước 3: Chọn áo phông cần in rồi mở máy ép lên, chỉnh các thông số phù hợp rồi đưa áo vào ép.
Bước 5: Khi mẫu đạt yêu cầu mong đợi thì trải áo ra cho khô rồi tiếp tục với mẫu áo khác.
Công nghệ in áo thun kỹ thuật số
Nhắc tới công nghệ kỹ thuật số in áo thun thì hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội nên được các xưởng sử dụng nhiều.
Công nghệ này sử dụng máy móc hiện đại kỹ thuật số, do đó chỉ việc điều chỉnh các thông số, chỉnh nhiệt độ như mong muốn và xác định mẫu in là được. Sản phẩm in kỹ thuật số cho mẫu đẹp xuất sắc, chất lượng in màu đẹp, sắc nét, không nhòe, không lem.
Quy trình in kỹ thuật số
Bước 1: Trước hết thì thợ sẽ xử lý mẫu in để làm cho mực in trông sáng hơn, đẹp hơn.
Bước 2: Vận dụng phương pháp ép nhiệt làm khô hóa chất rồi tiến hành in lên áo thun.
Bước 3: Sử dụng công nghệ ép nhiệt thêm lần nữa để làm khô mực in là ra sản phẩm áo thun đẹp.
Công nghệ in decal
Công nghệ in áo thun decal sử dụng rộng rãi và rõ ràng có nhiều ưu điểm tạo nên những sản phẩm áo thun đa dạng hình ảnh, màu sắc khác nhau. Nếu bạn muốn tạo nên độ chất cho chiếc áo của mình thì lựa chọn cách in này, chi phí cũng phải chăng, thời gian nhanh chóng.
Quy trình để in Decal áo thun
Bước 1: Tiến hành in mẫu áo thiết kế lên decal
Bước 2: Thợ sẽ tiến hành cắt những phần không sử dụng đi ra ngoài
Bước 3: Sao đó là công đoạn ép nhiệt để hình ảnh bám chắc vào áo thun.
Phương pháp in áo thun kết hợp
Phương pháp in áo kết hợp cũng hay được sử dụng vì nó tận dụng được ưu điểm của nhiều kỹ thuật in. Chủ yếu hiện giờ người ta áp dụng sự kết hợp của kỹ thuật in lụa và in kỹ thuật số. Yêu cầu thợ của xưởng thực hiện là người có tay nghề cao, hiểu rõ kỹ thuật hiện đại để kết hợp nhuần nhuyễn mới cho ra tác phẩm hoàn hảo.
Thợ sẽ kiểm soát và vận hành trực tiếp quy trình in trên máy in. Thiết bị sẽ quét lớp mực màu trắng như in lụa rồi in mẫu thiết kế trực tiếp lên áo thun với công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Cách này sẽ giúp cho thành phần ra mắt có được ưu điểm về sự độc lạ, màu sắc đẹp, bền màu in.