Phát triển bởi Thiết kế web

Cách SEO website hiệu quả phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng nội dung

 Thẻ title HTML là tiêu đề “chính thức” của một trang. Đây là những gì sẽ được hiển thị trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Một khi bạn bắt đầu với SEO On-Page, nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách của bạn là tối ưu hóa thẻ title. Thẻ title rất quan trọng đối với SEO vì hai lý do chính.

Cách SEO website hiệu quả phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng nội dung

Thứ nhất, thẻ title được hiển thị trong kết quả tìm kiếm do đó đây là những gì người dùng nhìn thấy ngay cả trước khi truy cập vào trang web của bạn và thứ hai, nó đưa ra một gợi ý lớn cho các công cụ tìm kiếm biết trên trang đó là gì. Sự kết hợp này làm cho việc tối ưu hoá các thẻ title là một bước quan trọng trong toàn bộ quá trình SEO.

Chú ý thẻ Title của bài viết trên website

Thẻ tiêu đề trong bài viết rất quan trọng. Bạn không chỉ phải khiến nó trở nên hấp dẫn mà còn phải đặt từ khóa chính trong tiêu đề để tăng hiệu quả SEO. Làm thế nào để tìm ra title của một trang là gì?

Có 2 cách dễ dàng để kiểm tra giá trị của thẻ <title> cho bất kỳ trang hoặc bài đăng nào.

Cách 1: Mở một cửa sổ trình duyệt mới và truy cập đến URL của trang. Nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên trang và chọn VIEW SOURCE. Tìm kiếm (Ctrl F) <title>.

Các trình duyệt như Chrome, Safari và Firefox, Coccoc sẽ hiển thị cho bạn tiêu đề trang. Sự khác nhau giữa thẻ title và thẻ Heading là gì? Trước khi tiến hành bước tối ưu hóa và cách bạn có thể viết các title hay, cần phải hiểu sự khác biệt giữa thẻ title trang và thẻ H1.

Như đã đề cập ở trên, các nền tảng như WordPress tạo title tự động giống như tiêu đề của trang, bai viết trong trình soạn thảo WordPress. Một khi bạn nhấn xuất bản, cả hai đều có cùng giá trị nhưng trong nhiều trường hợp, đây là hai thứ khác nhau.

Nói cách khác, hai điều này không nhất thiết phải giống nhau. Như chúng ta sẽ thấy bên dưới, bạn có thể tuỳ chỉnh title trang của bạn khác với Heading 1 (H1).

Title trang phải mô tả chính xác nội dung trang

Hãy suy nghĩ về tiêu đề (title) như một bản tóm tắt rất ngắn của trang. Tiêu đề tốt có liên quan đến nội dung trang. Không cố gắng lừa công cụ tìm kiếm bằng cách cung cấp cho một tiêu đề mà không đúng sát với nội dung.

Đây là một thực tiễn SEO rất xấu mà có thể diệt hoàn toàn thứ hạng của bạn bởi vì bạn sẽ bị xếp vào một hình phạt cố ý lừa người dùng.

Bạn có thể hiểu rõ hơn với một quy trình mà người dùng đang tìm kiếm một thứ gì đó trên Google, nhấp chuột vào một trong những kết quả hàng đầu, ghé thăm một trang nhưng không thấy nó thú vị và trở lại với kết quả tìm kiếm và nhấp chuột vào danh sách thứ hai...

Google có thể xác định hành vi của người dùng này và nếu nhiều người dùng đang làm cùng một điều đó thì có nghĩa là họ không hài lòng với kết quả tìm kiếm của Google.

Các thuật toán của Google sẽ đẩy thứ hạng của các trang cụ thể xuống và hiển thị các trang khác cho người dùng cho đến khi việc thực hiện thoát ra của người dùng giảm tối thiểu, dấu hiệu này cho thấy người dùng hài lòng với kết quả được liệt kê.

Meta description nên chứa từ khóa chính

Để tăng khả năng SEO website, bạn đừng bao giờ coi thường phần meta description. Ngoài những nội dung liên quan đến thông tin người dùng tìm kiếm, việc chứa từ khóa chính cũng là một trong những cách giúp meta description tối ưu hơn.

Độ dài Meta Description – Tối đa 150 kí tự (tốt nhất là 120)

Các Meta Description có thể có độ dài bất kỳ. Tuy nhiên Google thường cắt chúng thành đoạn ~ 155 – 160 kí tự. Như tôi nói ở trên, để phù hợp với giao diện mobile thì viết tầm 120 ký tự là ổn nhất.

Đôi khi ở thẻ Meta Keywords, Google còn cho hiển thị thêm ngày Publish bài viết, hay Review, hay thậm chí liệt kê trực tiếp Heading trong thẻ Meta Keywords. Bạn cũng nên trừ hao cho những ký tự này trước.

Do đó, mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và tăng số lần nhấp chuột. Vì thế hãy cố gắng truyền đạt những thông tin quan trọng và thu hút nhất trong 120 ký tự đầu tiên của đoạn mô tả này.

Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc 3 điểm quan trọng sau:

Google chưa công khai xác nhận bất kì điều gì về độ dài thẻ Meta Keywords.

Google hiển thị số lượng kí tự trong Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.

Ngay cả khi có nhiều kí tự hơn, nội dung bổ sung vào Meta Description dường như được lấy từ trang Web, chứ không phải từ bất kỳ thẻ Meta Keywords mà bạn chèn vào.

Nhìn chung Google vẫn đang cố gắng kiểm tra xem liệu thẻ Meta Keywords dài hơn có hỗ trợ được gì đối với quá trình tìm kiếm của người dùng hay không.

Vẫn chưa có gì là chắc chắn. Thế nên cho đến khi bạn nhận được thông báo chính thức, hãy cứ làm theo những nguyên tắc trước giờ thôi.

Tạo thẻ Meta Description Unique

Tất cả các thẻ mô tả trên trang Web của bạn cần sự khác biệt. Nếu thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những trang khác thì rất dễ khiến người dùng hoang mang.

Thẻ mô tả của bạn cần hướng đến độc giả là con người chứ không phải các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn không có thời gian thì tốt hơn hết nên để trống. Google sẽ chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.

Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút

Nếu bạn xem meta description là một lời mời đến website thì bạn không nên dùng những từ ngữ ẩn dụ hay các từ chuyên môn phải tốn chất xám để suy nghĩ.

Biến chúng thành lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ Meta Keywords cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.

Chỉ với những cụm từ “hàng đầu tại Châu Á”, “giữ vị trí số một”, PNJ đã khá thành công trong việc thuyết phục bạn tìm mua hàng nơi họ.

Tận dụng tối đa các tiêu đề Meta

Trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề Meta nằm ngay trên Meta Description (hoặc Meta Tag). 1 tiêu đề hấp dẫn thực sự mang lại hiệu quả bất ngờ cho toàn bộ mô tả của bạn, góp phần nhắn gửi một thông điệp quan trọng.

Tiêu đề Meta đã được chèn vào CMS của bạn (thư mục lưu trữ tiêu đề Meta thường nằm ngay bên cạnh vị trí bạn nhập Meta Description).

Nhằm đảm bảo tính phù hợp, các tiêu đề cần ngắn hơn nhiều so với thẻ Meta Keywords. Độ dài tốt nhất cho một tiêu đề Meta là <65 ký tự. Nếu tiêu đề dài hơn sẽ bị Google rút ngắn lại.

Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu

Đây là hình thức Marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là Meta Description cho các trang Hompage.

Chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn, một lần nữa Vinamilk dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.

Gắn CTA – lời kêu gọi hành động

Thật tuyệt vời nếu bạn có thể thêm những lời mời như: Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí,… vào đoạn mô tả. Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn và thu hút người dùng click chuột hơn.

Chứa Focus Keyword

Nếu các từ khóa tìm kiếm trùng khớp với một phần của đoạn Meta Description, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều này sẽ làm cho liên kết đến Website của bạn thu hút hơn.

Lưu ý: Đừng cố nhồi nhét quá nhiều các từ khóa vào thẻ. Nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều cho việc làm SEO đâu.

Hiển thị thông số kỹ thuật

Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ. Hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật ở trong phần này. Chúng có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,...Những thông tin hiển thị này sẽ kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn (tăng CTR).

Chứa nội dung liên quan

Điều này vô cùng quan trọng. Google sẽ tìm ra và có thể xử phạt những Website có Meta Description đánh lừa khách truy cập vào trang. Hơn nữa, đoạn meta này sai lệch với nội dung sẽ làm tăng tỷ lệ thoát. Do vậy, phải luôn chắc chắn rằng Meta Description của bạn phải phù hợp với Content của Website.

Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ Meta Keywords

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một Meta Description khi nó xuất hiện trên SERP. Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này. Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML Entity để thay thế.

Cân nhắc sử dụng Rich Snippets

Rich Snippets hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều Website. Nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…

Nó sẽ giúp cho Website nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ kích thích người dùng click chuột vào Website của bạn hơn.

Chứa thông tin những gì bạn đang làm

Chớ nên ngại ngùng che giấu những điều bạn đang làm. Tính ái ngại trong ngành Marketing chưa bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu có thể, hãy làm thẻ mô tả về tổng quan doanh nghiệp của bạn.

Cung cấp các ưu đãi đặc biệt

Đây còn là một hình thức quảng cáo lý tưởng cho bất kỳ chương trình giảm giá hoặc ưu đãi nào bạn đang thực hiện. Về cơ bản, càng cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn càng tốt:

Luôn không ngừng sáng tạo

Sáng tạo luôn là một trong những yếu tố hàng đầu của Marketing. Dù chỉ vỏn vẹn vài kí tự ngắn gọn, mô tả của Frito-Lay lại hoàn toàn cho tôi cảm giác thích thú, tò mò:

Chỉ với 1 câu đơn giản nhưng người dùng có thể nhận thấy được giá trị mà Frito-lay có thể mang lại: “snack ngon nhất”, “vui vẻ khi tận hưởng cùng snacks”.

Chèn liên kết vào trong bài viết

Các đường link có thể được chèn trong hình ảnh, hoặc chèn trong phần nội dung của bài viết một cách khéo léo. Điều này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin tương tự của trang web, đồng thời đây sẽ là cách hiệu quả giúp website của bạn tăng lượt truy cập.

Chọn anchor text có ý nghĩa

Anchor text là từ hoặc cụm từ mà người dùng sẽ click trước khi tới được liên kết chèn bên trong. Nó thường là 1 tập hợp của văn bản có màu xanh/gạch chân tùy thuộc vào thiết kế của từng website. Khi anchor text được người đọc click, nó sẽ tiếp tục đổi màu 1 lần nữa để phân biệt giữa liên kết đã click và chưa click.

Vậy như nào là 1 anchor text có ý nghĩa? Và làm thế nào để tạo ra những anchor text có ý nghĩa?

Nếu là một SEOer hoặc một Webmaster, chắc hẳn bạn phải biết ý nghĩa của 1 anchor text. Theo đó, nó phải bao gồm 2 yếu tố sau:

Tự nhiên: Bạn phải biết rằng mình đang viết cho độc giả chứ không phải cho công cụ tìm kiếm. Thế nên, anchor text phải là những cụm từ tự nhiên, tương tự như văn bản chúng ta sử dụng thường ngày vậy. Nếu cố tình sử dụng anchor text không có nghĩa hoặc tối nghĩa, cốt là để bộ máy tìm kiếm nhận ra từ khóa, đó là khi bạn đang gây phiền nhiễu cho người đọc và áp dụng phương pháp SEO của nhiều năm trước rồi đó.

Đa dạng: Một anchor text có ý nghĩa phải mang theo mình tính đa dạng. Vậy như thế nào là anchor text đa dạng? Đó là khi bạn không lặp đi lặp lại 1 cụm văn bản cố định, chẳng hạn nếu muốn liên kết từ khóa “marketing online”, bạn có thể thay đổi thành “phương pháp marketing online”, “marketing online hiệu quả”, hoặc chỉ đơn giản là “đọc tiếp” hoặc “xem thêm”.

Có đoạn miêu tả title text

Title text là đoạn văn bản mà người đọc sẽ nhìn thấy khi trỏ chuột vào anchor text. Nếu không nhập miêu tả cho title text thì đường dẫn URL sẽ hiển thị thay thế. Thế nên, bạn có thể cải thiện tỷ lệ click bằng cách nhập miêu tả cho title text. Chẳng hạn như đoạn mô tả “click vào để biết phương pháp marketing online hiệu quả nhất” sẽ đem lại nhiều click hơn một URL dài ngoằng không đem lại nhiều kết nối tới người đọc.

Các tùy chọn đích

Nhân tố cuối cùng trong việc chèn liên kết đó là tùy chọn đích. Đây là phương thức mà người đọc sẽ bắt gặp khi mở liên kết. Có khoảng 5 – 7 tùy chọn để bạn áp dụng, chẳng hạn như same window – mở liên kết tại cửa sổ hiện tại, new tab – mở liên kết tại tab mới, hoặc new window – mở liên kết tại cửa sổ mới.

Do hiện tại người dùng đều sử dụng những trình duyệt đời mới nhất với nhiều tab theo kèm, thế nên tùy chọn đích new tab luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người chèn liên kết.

Phương pháp chèn liên kết tối ưu nhất

Bao gồm cả liên kết trong và liên kết ngoài: Liên kết trong có tác dụng bổ sung thông tin hữu ích cho người đọc, tăng thời gian on-site, và tối ưu thứ hạng tìm kiếm. Còn liên kết ngoài giúp bạn tăng giá trị kết nối tới các chuyên gia hoặc những nguồn uy tín bên ngoài.

Hạn chế số lượng liên kết: Không có 1 quy định rõ ràng nào về số lượng của liên kết trong 1 bài viết cả. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì chỉ nên có khoảng 6 liên kết trong bài viết 1000 từ. Quá nhiều liên kết trong 1 bài viết sẽ khiến độc giả lẫn lộn và ngờ vực về mức độ chính xác của liên kết.

Vị trí chèn liên kết: Liên kết nằm ở vị trí đầu bài viết sẽ thu hút được nhiều chú ý của người đọc cũng như công cụ tìm kiếm. Ngoài ra các chuyên gia SEO từ Moz cũng cho biết, các liên kết cuối đường dẫn cũng tăng tỷ lệ click cho bài viết.

Giám sát liên kết: Các liên kết lỗi, hỏng chắc chắn sẽ khiến cho trải nghiệm của người đọc trên site giảm đáng kể. Thế nên, bạn cần phải thường xuyên giám sát liên kết trên website để loại bỏ hoặc sửa chữa những liên kết lỗi, hỏng. Hai công cụ tốt nhất dành cho việc này là Xenu’s Link Sleuth và Screaming Frog SEO Spider. Cả 2 công cụ này đều miễn phí và cho hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.

Liên kết phải nổi bật: Tránh sử dụng từ gạch chân và tô màu cho font chữ. Bởi như vậy liên kết của bạn sẽ kém nổi bật trong mắt độc giả. Thay vào đó, hãy giữ cho chất lượng nội dung bài viết “classic” để người đọc có thể biết đâu là văn bản, và đâu là anchor text chứa đường dẫn tới liên kết họ cần tìm.

Tối ưu nội dung bài viết trên website

Một trong những cách SEO website hiệu quả chính là đảm bảo nội dung mà bài viết cung cấp là hữu ích, khi đó Google sẽ đánh giá bài viết là tốt và việc được lên top sẽ dễ dàng hơn.

Nghiên cứu từ khóa trước và viết nội dung quanh từ khóa đó:

Thật khó để tìm một từ khóa sẽ thúc đẩy được lưu lượng truy cập nhiều nhất. Kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

Từ khoá phổ biến.

Cạnh tranh từ khoá.

Mức độ liên quan của nội dung với mục đích tìm kiếm.

Làm thế nào để có mối tương quan giữa toàn bộ trang web với chủ đề.

Và hơn thế nữa...

Đôi khi, trang web sẽ nhận được nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền ở một mẩu nội dung. Nếu,  bạn tinh chỉnh từ khóa nhắm đúng mục tiêu. Bạn truy cập google search console, ở đây sẽ mang đến cho bạn một nguồn lớn về các từ khóa đang hoạt động tốt nhất.

Không nghiên cứu từ khóa:

Đây là một tình huống rất phổ biến. Bạn bắt tay vào viết nội dung trang web mà không hề có từ khóa nào. Nội dung trang web của bạn sẽ rất lang man và sau khi kết thúc nội dung viết, bạn vẫn tốn thêm một bước nữa là tìm từ khóa và chèn phù hợp vào nội dung trang web.

Khi này, bạn cũng tìm đến google search console để tìm manh mối về từ khóa tốt.

Sau đây, là những điều cần tìm:

Từ khóa đó có ấn tượng hay không?

Từ khóa đó có đưa người dùng nhấp chuột hay không?

Từ khóa đó có liên quan đến website hay không?

Tìm từ khóa phù hợp với các câu trả lời đó. Đồng thời, nhấn sâu thêm nữa về độ phổ biến từ khóa sẽ chọn và mức độ cạnh tranh của chúng để xem liệu việc chỉnh sửa nội dung có phù hợp với từ khóa sắp chèn hay không.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu ở đây là tìm từ khóa phù hợp với nội dung trang web. Nhắm mục tiêu từ khóa và mang về kết quả từ trình thu thập thông tin công cụ tìm kiếm:

Hiểu nội dung của bạn.

Biết mức độ liên quan đến chủ đề đó.

Có thể phán đoán cách và vị trí xếp hạng nội dung của bạn.

Vì vậy:

Có một số mẹo tối ưu hóa nội dung SEO:

Dựa trên từ khóa tiềm năng nhất: tập trung và tăng lưu lượng truy cập, cải thiện tiêu đề liên quan đến từ khóa tiềm năng và thẻ meta nhằm cải thiện vị trí xếp hạng của trang đó.

Không thay đổi từ khóa mục tiêu thành từ khóa rộng: từ khóa rộng không đủ cụ thể, để hướng người truy cập về trang web nhằm tăng khả năng chuyển đổi.

Không thay đổi từ khóa mục tiêu thành từ khóa đặc biệt,ý nghĩa: vì google sẽ không hiểu nội dung liên quan gì đến từ khóa. Khó đánh giá được chất lượn cũng như giá trị bài viết mang lại. Còn nếu thay đổi thành từ khóa đặc biệt có ý nghĩa thì bạn nên viết lại nội dung.

Cập nhật liên kết nội bộ: thay đổi từ khóa sẽ cần thay đổi URL. Vì liên kết nội bộ trang web trỏ đến URL và văn bản neo của các liên kết nội bộ này là quan trọng để google biết nội dung của mình là gì.

Cập nhật tiêu đề trang, mô tả meta, hình ảnh, …: phần này bạn cũng cần có từ khóa và đặt vào đúng nơi.

Cách viết nội dung trong bài chuẩn SEO

Mục tiêu khi sáng tạo nội dung là giúp bạn trở nên nổi bật, giúp bạn trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Google xem xét nội dung dựa trên 3 yếu tố: chất lượng, mức độ phù hợp và tính độc đáo. Đúng vậy, Google thực sự quan tâm đến mức độ độc đáo của nội dung để xếp hạng bài viết của bạn.

Người đọc lựa chọn nhấp vào một bài viết khơi gợi sự quan tâm và tò mò của họ hơn là những bài viết với nội dung nhàm chán, không có tính sáng tạo.

Công cụ tìm kiếm Google luôn muốn loại bỏ nội dung trùng lặp, vì Google không muốn có những kết quả giống hệt nhau, nó muốn các website phải có sự sáng tạo trong nội dung của mình. Tất nhiên, người đọc sẽ không thích nhận được danh sách các kết quả cùng một nội dung như nhau, và đó là đòi hỏi hết sức hợp lí.

Trùng lặp nội nội dung bao gồm trùng lặp bên trong website và trùng lặp bên ngoài:

Trùng lặp bên trong website: Điều này có nghĩa là các trang trên website của bạn có sự trùng lặp về nội dung. Nếu website bạn chỉ xảy ra với một lượng nhỏ thì Google sẽ không quan tâm. Do Google đã thu thập các phiên bản khác nhau của website như Phiên bản di động, Phiên bản in ấn…

Trùng lắp bên ngoài: Nếu bạn cần tham khảo từ các nguồn khác nhau thì nên đảm bảo một phần trăm nhất định. Ví dụ, bạn có thể trích dẫn nội dung từ wikipedia, sử dụng video từ Youtube. Nội dung của bạn không bị xem là trùng lặp miễn là nó cung cấp một giá trị thực, kiến thức chuyên sâu. Nếu bạn quá lạm dụng nội dung bên ngoài thì Google xem bạn không có sự độc đáo, thậm chí “ăn cắp” nội dung.

Phù hợp mục đích tìm kiếm người dùng

Chiến lược SEO hiệu quả ngày nay nên chủ yếu xoay quanh việc trả lời các câu hỏi của người đọc. Bất cứ khi nào ai đó nhập một truy vấn tìm kiếm trên, họ đang tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề.

Mục đích tìm kiếm của người dùng bao gồm 4 loại:

Mục đích thông tin: để tìm thông tin về một chủ đề cụ thể.

Mục đích điều hướng: để truy cập một trang web cụ thể bằng cách nhập cụm từ vào công cụ tìm kiếm.

Mục đích thương mại: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sản phẩm, dịch vụ trước khi mua như: Giá cả, công dụng...

Mục đích giao dịch: Quyết định mua sản phẩm, dịch vụ như cách vận chuyển, giao hàng, thanh toán...

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn cần xác định từ khóa đó phù hợp với mục đích tìm kiếm nào của người dùng.

Xác định được “cụm” từ khóa seo

Bạn nên xác định từ khóa nào để seo cho bài viết đó. Đây là những từ khóa có cùng một cụm chủ đề LSI. Bạn nên nghiên cứu phần này thật cẩn thận và tỉ mỉ. Trước tiên, bạn cần xác định được từ khóa chính của bài viết, tiếp đến là từ khóa liên quan.

Cố gắng đưa ra các kết hợp từ khóa là tốt, sau đó sắp xếp các từ khóa theo thứ tự ưu tiên. Những từ khóa nào đặc biệt quan trọng để xếp hạng và gần nhất với nội dung của bạn, và từ khóa nào ít hơn?

Khi chọn từ khóa nào cần xử lý trước, bạn cũng nên xem xét khả năng các trang của bạn sẽ xếp hạng cho từ khóa cụ thể đó. Trong nhiều trường hợp, việc tập trung vào các từ khóa có lượng tìm kiếm thấp và ít cạnh tranh hơn có thể là một chiến lược tốt cho bạn.

Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, thiết kế website, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét