Phát triển bởi Thiết kế web

Kiến thức chung về kim máy may chọn đúng loại chỉ may loại thun may quần

 Kim máy may là chi tiết quan trọng, không thể thiếu trong quá trình may, có chức năng đưa chỉ xuyên qua các lớp vật liệu may (thường là vải) để tạo thành mũi may hoàn chỉnh.

Kiến thức chung về kim máy may chọn đúng loại chỉ may loại thun may quần

Trong ngành may công nghiệp, tùy thuộc vào từng loại máy may cũng như các chi tiết may kết hợp khác và yêu cầu cụ thể để lựa chọn loại kim máy phù hợp.

Cấu tạo kim máy may

Một kim máy may gồm có các phần như: chân kim, trục kim, rãnh kim, lỗ kim, mắt cá, đầu kim.

Chân kim: Là phần được gắn vào máy may; phía mặt phẳng của kim thường đi về hướng đằng sau, còn mặt cong hướng phía trước. Một số loại kim không có mặt phẳng ở chân mà hoàn toàn cong.

Trục kim: Là một phần nối với chân kim.

Rãnh kim: Chạy thẳng từ trục kim đến lỗ kim. Sợi chỉ được giữ an toàn trong rãnh này khi kim đâm xuyên qua vải. Bạn có thể cảm nhận rãnh của kim bằng cách sờ hoặc lướt nhẹ móng tay trên mặt trước của kim.

Lỗ kim: Là nơi các sợi chỉ đi qua từ trước ra sau. Các loại kim khác nhau sẽ có hình dạng lỗ kim khác nhau.

Mắt cá: Nằm ở sau lưng cây kim, và có vết lõm ở phía sau lỗ kim. Đây là nơi móc đi qua để lấy chỉ trên từ kim truyền qua suốt chỉ để tạo mũi chỉ.

Đầu kim: Là phần đầu nhọn đâm xuyên qua vải. Các loại kim khác nhau sẽ có cấu tạo đầu nhọn khác nhau để hoạt động tốt nhất với các loại vải.

Chọn kích thước kim đúng cách

Kim máy may có rất nhiều size được ký hiệu bằng một dãy số. Hệ thống size kim máy may của Châu Âu quy định bằng đường kính kim trên một milimet. Sau đây là hướng dẫn chọn size kim theo loại vải.

Đối với vải mỏng nhẹ, mịn, tơ: Dùng size 60/8 hoặc 65/9.

Với vải nhẹ: Dùng size 70/10 hoặc 75/11.

Với vải có độ dày trung bình: Dùng size 80/12 hoặc 90/14.

Với vải dày: Dùng size 90/14 hoặc 100/16.

Với vải rất dày: Dùng size 110/18.

Tỉ lệ giữa kim máy may và chỉ

Phần đầu nhọn của kim là bộ phận tiếp xúc với vải đầu tiên. Trong suốt quá trình may, sợi chỉ sẽ trượt qua lỗ kim nhiều lần với tốc độ cao. Đó là lý do vì sao ta nên biết tỉ lệ đúng giữa chỉ và kim, nếu chỉnh chỉ quá chặt hoặc quá lỏng với kim, bạn sẽ gặp sự cố khi may.

Trước khi lắp kim vào máy may, hãy luồn chỉ vào lỗ kim, giữ chặt chỉ ở góc 45 độ và trượt kim theo đường chỉ. Nếu kim bị khựng lại, hoặc vướng ở trên sợi chỉ, chứng tỏ kim quá nhỏ so với loại chỉ bạn chọn. Lúc này hãy chọn loại kim với size lớn hơn và thử lại đến khi thấy kim trượt ổn định, không quá nhanh, không quá chậm, là bạn đã chọn đúng tỉ lệ giữa chỉ – kim.

Kim may bị mòn và hư hỏng

Để cẩn thận hơn, bạn hãy thay kim may trước khi kim bị mòn. Để biết kim bị mòn hay không, bạn có thể dựa vào việc thường xuyên sử dụng máy may hay không, loại sản phẩm nào bạn đang thực hiện. Chú ý vào kim may sau khi may được 4 tiếng. Nếu may bị bỏ mũi, hoặc bạn nghe tiếng “pop.. pop.. pop” khi kim đâm vào vải, thì đó là úc bạn cần thay kim mới.

Nếu chẳng may kim đâm phải ghim vải trong khi hay hoặc kim đụng chân vịt, kim có thể bị cong hoặc hư hỏng. Để biết chính xác kim có bị hỏng hay không, bạn có thể làm theo cách này: Lấy một đôi vớ ba mỏng cũ để thử kim. Nhẹ nhàng căng vải vớ ra ở một tay, tay kia trượt đầu kim qua vải vớ. Nếu đầu kim làm xước và tạo lỗ trên vớ thì chiếc kim này cần được thay mới.

Chọn kim máy may đúng size

Như đã trình bày trên đây, không phải loại kim nào cũng dùng được cho mọi loại máy may. Kim máy may có rất nhiều size, thường được ký hiệu bằng một dãy số, hiển thị bằng đơn vị milimet, theo hệ thống size kim máy may của châu Âu.

Tương ứng với từng loại vải sẽ quy định chọn loại kim máy may có size phù hợp.

Kim may được lựa chọn kỹ lưỡng và đúng size giúp tạo ra những đường may đẹp và mịn, mướt. Ngược lại, nếu chọn sai kim, thành phẩm chắc chắn sẽ bị lỗi, quá trình may cũng xảy ra sự cố như bỏ mũi, kim bị cong, đứt chỉ, tệ hơn có thể lủng vải, rách vải...

Ngoài ra, khâu chọn kim cũng cần lưu ý tỷ lệ phù hợp với chỉ may, để tốc độ may và đường đi của chỉ đạt yêu cầu. Để kiểm tra xem kim và chỉ đã phù hợp hay chưa, trước khi lắp kim vào máy may, hãy thử luồn chỉ vào lỗ kim, giữ chặt chỉ ở góc 450 rồi trượt kim theo đường chỉ. Nếu kim bị khựng lại (vướng chỉ), nghĩa là kim bị nhỏ so với loại chỉ ấy. Khi đó, hãy chọn loại kim size lớn hơn và thử lại cho đến khi kim trượt ổn định là chuẩn.

Cách thay kim cho máy may

Trình tự các bước thực hiện sẽ gồm: tắt máy, dời chân ra khỏi bàn ga => xoay bánh đà ngược chiều kim đồng hồ để đưa trụ kim lên trên ở vị trí cao nhất => hạ chân vịt xuống => tay trái giữ kim, tay phải dùng tua-vít mở ốc cố định kim (ngược chiều kim đồng hồ) để tháo kim ra ngoài => lắp kim vào máy bằng cách đẩy kim theo chiều từ dưới lên trên cho đến khi kim chạm vào chốt giữ kim rồi lại dùng tua-vít siết chặt ốc cố định kim lại là xong.

Lưu ý khi tháo lắp kim máy may

Chỉ thay kim khi đã tắt máy, tránh gây thương tích do vô ý đạp chân vào bàn đạp làm máy hoạt động.

Sử dụng loại kim phù hợp với máy may, nếu không kim có thể bị gãy, cong và gây thương tích.

Không sử dụng kim hư, chất lượng kém sẽ dễ bị gãy và gây thương tích.

Một số lỗi thường gặp khi chọn sai kim và cách khắc phục

Bỏ mũi

Là tình trạng mũi may không liên tục

Một trong những nguyên nhân có thể do lắp kim sai

Để khắc phục, tiến hành lắp lại kim sao cho rãnh dài quay ra ngoài và đốc kim sát lên trên

Đứt chỉ trên

Là tình trạng khi bắt đầu may hoặc may với tốc độ nhanh thì bị đứt chỉ

Nguyên nhân có thể do lắp kim sai hoặc chọn kim sai size

Cách khắc phục tương tự như lỗi bỏ mũi, tức lắp lại kim. Trường hợp chọn kim sai size thì kiểm tra chỉ số chỉ để chọn lại loại kim phù hợp.

Gãy kim

Là tình trạng gặp phải khi bắt đầu may hoặc đang trong quá trình may

Nếu kim bị cong thì kiểm tra và thay kim khác

Nếu kim lắp không ngập đốc kim thì kiểm tra và lắp lại kim

Nếu kim sát cạnh chân vịt thì kiểm tra và điều chỉnh rãnh chân vịt bằng cách nới lỏng vít hãm chân vịt rồi chỉnh trục chân vịt sao cho kim nằm giữa rãnh chân vịt là được.

Nếu chọn kim sai size, nhỏ hơn so với nguyên liệu thì đổi sang kim phù hợp.

Đường may nhăn

Là tình trạng khi may xong bề mặt vải không êm mà bị co dúm lại hoặc cong vênh.

Nguyên nhân có thể do kim bị tù đầu, sứt mũi vì sử dụng lâu hoặc khi may kim bị chạm vào chân vịt quá nhiều. Khắc phục cần kiểm tra và thay kim mới.

Một nguyên nhân khác có thể do chọn kim to dùng may vải mỏng nên tạo ra lỗ kim to trên bề mặt vải, đẩy các sợi vải ép sát vào nhau khiến bề mặt vải nhăm dúm. Khắc phục cần kiểm tra chỉ số kim và chọn lại loại kim phù hợp với nguyên liệu may.

Tuy là chi tiết nhỏ nhưng kim máy may lại không thể thiếu trong quy trình may tạo thành phẩm. Học viên và công nhân may cần lưu ý những thông tin hữu ích trên đây để chọn loại kim may phù hợp, tránh xảy ra những lỗi không đáng có làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Làm thế nào để lựa chọn đúng loại chỉ may?

Chất lượng cuộn chỉ bạn sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm đầu ra của bạn. Để có được thành quả tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về nhiều loại chỉ và các trường hợp sử dụng. Sau đây là kiến thức về các loại chỉ cơ bản bạn cần nắm.

Chỉ cotton

Đây là loại chỉ được dệt từ sợi bông tự nhiên. Hầu hết các loại chỉ cotton đều cho bề mặt sáng bóng và mượt mà. Sợi chỉ cotton có thể chịu được nhiệt khi ủi. Khuyết điểm duy nhất của loại chỉ này là dễ đứt hơn loại chỉ polyester.

Chỉ polyester

Đây là loại chỉ lý tưởng để may vải sợi tổng hợp. Chỉ polyester chắc và không dễ đứt như chỉ cotton. Loại chỉ này được bọc một lớp sáp hoặc silicon, giúp chỉ xuyên qua vải dễ dàng. Tuy nhiên, với cấu tạo từ polyester, sợi chỉ không chịu được sức nóng, nếu ủi với nhiệt độ quá cao, chỉ sẽ bị co lại và đứt.

Chỉ lụa

Chỉ lụa rất đẹp và phù hợp khi may các loại vải sợi tự nhiên như lụa tơ tằm và len lông cừu. Chính vì sợi chỉ làm từ chất liệu thiên nhiên nên chịu được nhiệt tốt. Nếu bạn dùng đúng loại kim, kèm với loại chỉ lụa này, mặt vải sẽ không bị xước hay lủng lỗ trong khi may, mang lại vẻ mềm mại tuyệt đối trên bề mặt.

Chỉ len

Chỉ len dày và rất chắc chắn, vì thế chỉ len được sử dụng để may len, các loại vải bố và đôi khi dùng để thêu. Loại chỉ này có sợi lớn, nên khi may bạn cần nới lỏng chỉ.

Chỉ kim loại

Chỉ kim loại là loại chỉ được bọc mạ vàng, mạ bạc hoặc mạ đồng, chủ yếu được dùng để may các loại túi xách, hoặc thêu trang trí.

Lựa chọn chỉ may cũng cần tương ứng với từng loại vải

Quy tắc đầu tiên, chỉ may phải tương ứng với loại vải sử dụng. Vải tự nhiên như linen, cotton phải dùng chỉ cotton; vải lụa, gấm nên dùng với chỉ lụa; chỉ poly sẽ được dùng để may các loại vải pha sợi nhân tạo, chất liệu tổng hợp.

Màu chỉ phải trùng màu vải, trong trường hợp màu không trùng tuyệt đối, hãy chọn màu gần nhất và sáng hơn một tông, không nên chọn màu đậm hơn. Khi lựa chỉ, bạn có thể cắt một mảnh vải nhỏ để lựa màu được chính xác.

Loại chỉ bạn mua nên đâm xuyên qua được lỗ kim may. Thông thường, với chỉ loại tốt, các sợi xoắn chặt vào nhau, không rời ra. Nếu đầu chỉ liên tục bị tưa, độ bền sẽ không cao và dễ đứt khi may.

Luôn lựa chọn chỉ may có thương hiệu uy tín khi may sản phẩm, vì lý do chỉ may sẽ được nhuộm đúng theo quy trình, không bị ra màu và không bị co lại trong quá trình sử dụng.

Chọn đúng độ rộng bản dây thun và loại thun

Dây thun thường có độ rộng trong khoảng từ ¼ inch đến 3inch, luôn có 2 màu chính là trắng và đen.

Loại thun may quần nữ sẽ có bản rộng từ 1-3inch. Váy maxi có bản thun rộng 2-3inch sẽ cho người mặc cảm giác bụng nhỏ hơn và cân đối với độ dài của váy. Hãy thử nghiệm mọi loại thun để tìm được vài kiểu thun ưng ý.

Về kiểu dệt thun, có hai kiểu chính là dệt thoi (woven) và dệt kim (knit). Thun dệt thoi có độ nặng vừa phải, thích hợp để may các loại vải dày như denim hoặc vải twill. Ngược lại, thun dệt kim nhẹ hơn và thường dùng để may với chất liệu mềm mại, mỏng nhẹ. Đặc biệt, nếu bạn may thun vào vải dệt kim như: len, thun giấy, thun da cá, thun nỉ, cá sấu, rib,...loại thun thích hợp nhất là thun dệt kim.

Dùng kim băng để luồn thun vào lưng quần

Sau khi chọn được loại thun ưng ý, bạn cần luồn thun vào lưng quần. Hãy dùng loại kim băng cỡ lớn để luồn thun được nhanh hơn, liên tục kéo thun tới, dồn vải về sau.

Luồn thun xong, bạn ghim 2 đầu thun lại với nhau, đặt chồng lên nhau. Sau đó bạn có thể điều chỉnh phần nhún ở lưng quần cho đều.

Sử dụng phương pháp may đóng khung để nối 2 đầu dây thun

Bạn biết đấy, dây thun sẽ chịu nhiều áp lực co dãn khi mặc. Đó là lý do bạn nên may 2 đầu dây thun thật chắc chắn.

Cách may đóng khung hình hộp như sau: Đặt 2 đầu dây thun chồng lên nhau 1 khoảng 1.5inch và ghim lại. Sau đó may hình chữ nhật cố định, lại mũi chỉ, rồi may tiếp 2 đường chéo cho chắc chắn. Với cách may này, dây thun của bạn sẽ cực kỳ chắc chắc khi mặc vào cũng như thay ra.

May cố định vải thun theo kiểu giấu đường may

Cho phần thun vừa may vào lưng quần, may hoàn tất phần lưng thun. Tuy nhiên nếu mặc vào, bạn có cảm giác phần thun bị vặn hoặc cong lại, có 2 cách để bạn khắc phục tình trạng này.

Một là may cố định dây thun ở vị trí nối lưng quần. Theo hình bên dưới, mình đang may ngay đúng vị trí đường may lưng quần, xuyên qua 2 lớp vải và dây thun. Bạn nhớ lại mũi chỉ 2 đầu để đường may được chắc chắn nhé. Đây là cách giấu đường may khá tốt, vừa gia cố vị trí dây thun để không bị vặn, vừa giúp lưng quần được chắc hơn.

Cách thứ hai là, bạn may 2 đường mí dọc theo độ dài của lưng quần như hình bên dưới. Đường mí này có 2 công dụng: Tạo một đường rãnh để luồn dây rút nếu cần, và giữ bản thun luôn phẳng, không bị xoắn vặn sau khi giặt hoặc mặc nhiều lần.

Hiểu biết rõ về kỹ thuật ủi để có sản phẩm đẹp

Ủi là một công đoạn quan trọng khi may. Đường ủi đẹp và đúng cách sẽ giúp sản phẩm đồng phục spa trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Vì thế bạn cần đầu tư loại bàn ủi hơi nước chuyên dùng, chất lượng tốt. Trong kỹ thuật ủi có 2 dạng, một là ủi lướt thông thường (ironing) để làm phẳng nếp nhăn, hai là ủi đè tạo nếp (pressing). Mỗi kỹ thuật sẽ được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai cách ủi này?

Ủi lướt (Ironing)

Ủi lướt, hay còn gọi là ủi thường, là phương pháp ấn nhẹ bàn ủi qua lại trên mặt vải để làm phẳng nếp nhăn có trước đó. Bạn nên ủi vải trước khi cắt để chắc chắn rằng biên vải đủ thẳng cũng như mặt vải đủ phẳng để đưa rập lên mặt vải và cắt. Ngoại trừ các loại vải thun như jersey, trước khi cắt không nên ủi vì sẽ làm dãn vải, ảnh hưởng đến thông số sản phẩm lúc may thành phẩm.

Ủi đè (Pressing)

Ủi đè, hay còn gọi là ủi chết nếp, là phương pháp giữ bàn ủi một vị trí trong vài giây. Bạn có thể phà hơi bàn ủi hoặc đặt một mảnh vải ẩm giữa bàn ủi và vải cũng tạo hiệu quả tương tự. Khi ủi đè, bạn không di chuyển bàn ủi qua lại như phương pháp ủi lướt, mà chỉ nhấc bàn ủi lên, ấn xuống rồi phà hơi nước, sau đó lại nhấc lên và đè xuống vị trí khác.

Bạn có thể ủi lướt vải trước khi may, còn lại trong quá trình may hãy thực hiện cách ủi đè lần lượt các vị trí, không nên ủi lướt vì nó có thể kéo dãn vải và làm méo mó đường may, ảnh hưởng đến hình dáng, kích thước của sản phẩm.

Lợi ích của phương pháp ủi đè

Ủi đè giúp bạn hoàn thiện các đường may, nói nôm na là “đánh bóng sản phẩm cho thật bắt mắt”. Sau khi may xong một chiếc váy hoặc ngay cả một cái chăn mền, hay ủi đè lên các đường rẽ, đường may gấp, may cuốn để giữ cố định hình dáng sản phẩm và cho vẻ ngoài “nét” lên trông thấy.

Ủi đè giúp làm phẳng các nếp nhăn, các nếp vặn nếu chẳng may bạn may không được khéo. Bề mặt sản phẩm sau khi ủi đè bằng hơi nước sẽ mượt mà, phẳng phiu, không bị phồng ở đường may cuốn, theo đúng tiêu chuẩn sản phẩm có thương hiệu.

Một số bí quyết ủi đè thật đẹp

Luôn ủi ở mặt trái vải, để phòng ngừa bàn ủi nóng bất thường hoặc có vật lạ ở mặt bàn ủi làm ảnh hưởng đến “công sức làm việc” của bạn.

Bạn nên sử dụng một miếng vải cotton trắng hoặc vải muslin khi ủi mặt phải vải. Luôn luôn tạo thói quen đặt mảnh vải lên trước, rồi đặt bàn ủi lên để bảo vệ mặt vải.

Bắt đầu ủi với nhiệt độ thấp và dần tăng nhiệt độ lên. Chú ý đến chất liệu vải để đặt nhiệt độ ủi cho phù hợp. Nếu cẩn thận hơn, hãy viết ra tiêu chuẩn nhiệt độ ủi phù hợp với một số loại vải và dán ở khu vực ủi.

Không bao giờ được ủi lên mặt kim ghim, dây kéo, hoặc nút áo. Đầu kim sẽ tạo những vết đen tròn trên mặt vải rất khó giặt sạch, trong một số trường hợp, phần kim loại sẽ chảy ra và dính trên mặt bàn ủi. Thật chán nản khi ủi có một vệt đen trên sản phẩm mà không giặt được phải không?

Khi bạn ủi các đường may cong, phồng như tay áo, cổ áo, chân váy, nhớ đặt lên gối ủi rồi may. Gối ủi giúp bạn ủi các chi tiết nhỏ, dạng 3D và vẫn giữ nguyên hình dáng của sản phẩm.

Với chất liệu vải nhung, không nên ủi, hoặc nếu cần ủi, bạn nên lật mặt trái.

Những chất vải mỏng nhẹ như lụa, chiffon, voan, hãy đặt nhiệt độ thấp và phà hơi nước để tránh vải bị lủng hoặc co lại.

Không nên ủi đè quá nhiều lên các nếp xếp ly hoặc các phần nhún vải vì sẽ làm bề mặt vải phẳng quá mức, bị “cứng nhắc” và thiếu tự nhiên. Nếu cần làm phẳng vừa phải, bạn nên đặt bàn ủi cách khoảng 1-2cm, kéo giữ nếp và phà hơi lên mặt vải (bạn cẩn thận kéo bỏng tay nhé). Hơi nóng giữ cố định độ phồng của các nếp gấp. Cách này giúp sản phẩm của bạn trông cao cấp hơn và “bóng bẩy” hơn.

- May đồng phục giá rẻ: https://www.maula.vn/

- Áo đồng phục đầu bếp theo yêu cầu đủ size nam nữ.

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét