Cách đính nút và chuẩn bị vải trước khi may là một trong những kỹ năng và kiến thức căn bản mà bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu bước vào con đường học cắt may chuyên nghiệp.
Cách đính nút và chuẩn bị vải trước khi may
Cách đính nút
Nút không chân
Trên bề mặt nút không chân có 2 hay 4 lỗ để kết chỉ. Loại nút này thường được làm bằng nhựa.
Đầu tiên bạn dùng que tăm hoặt kim gút đặt lên giữa các lỗ nút. Để nút áo được chắc chắn bạn tiến hành may qua lại.
Đâm kim vào lỗ nút khi kim đang ở trên mặt phải, kéo chỉ sát, ở bước này cần lưu ý kim không xuyên qua vải.
Quấn chỉ vòng quanh dưới nút sau khi rút que tăm ra, sau đó bạn kết chỉ ở bề trái vải.
Bạn hoàn toàn có thể kết chỉ theo nhiều kiểu khác nhau đối với nút 4 lỗ.
Nút bóp
Đều đính giống nhau đối với cả hai phần nút dưới và nút trên, mỗi lỗ lên xuống 3 lần, chỉ chập đôi.
Nút có chân
Bạn thực hiện đính bình thường lên vải, không cần đặt que tăm.
Chuẩn bị vải trước khi may
Vải cần được xử lý trước khi cắt may để tránh bị co rút dẫn đến sai lệch kích thước vải.
Trước khi may, không nên ủi quá nóng hoặc ngâm nước nóng đối với các loại vải dệt từ sợi hóa học như nilon, silk...
Đối với loại vải dệt từ sợi thiên nhiên chẳng hạn như tơ, lụa, cotton, đũi... bạn nên ngâm vải trong nước khoảng chừng 1 giờ, sau đó mới tiến hành phơi khô và ủi thẳng. Để vải co rút hết mức trước khi may, bạn cần thực hiện như thế 3 lần.
Cách thùa khuy và kết móc
Thùa khuy
Trên những trang phục của trẻ em và người lớn có nhiều loại khuy được thựa hiện. Khuy dù ở bất kỳ vị trí nào cũng phải có độ bền cần thiết để chịu được sự ma sát của nút.
Khuy chỉ thường
Xác định ví trí khuy: Khuy áo cách nếp gấp của đinh áo 1 cm đến 2 cm, nằm trên đường gài nút. Bấm khuy lớn hơn đường kính của nút một khoảng chừng 2 mm. Để bờ khuy được cứng bạn có thể may lược một đường chỉ.
Khuy chỉ một đầu đính bọ
Thực hiện tương tự như khuy chỉ thường, điểm khác biệt chính là một đầu bạn kết 4 mũi chỉ chồng lên nhau, mỗi mũi tương tương bề ngang khuy. Tiến hành kết các mũi chỉ này thành con bọ bằng cách dùng mũi thùa khuy (chỉ dính hai đầu vào vải).
Kết móc
Có rất nhiều loại móc với kích thước và hình dạng khác nhau. Bạn có thể chọn loại móc thích hợp nhất dựa vào vị trí cần kết và loại trang phục. Thông thường loại móc nhỏ được kết ở eo áo dài và các loại áo phụ nữ; còn loại móc to thường được kết trên lưng quần, lưng váy...
Cách ráp dây kéo kiểu cặp nẹp tuy khá đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được, đặc biệt là đối với những người mới học cắt may hoặc chưa có kinh nghiệm may vá.
Giới thiệu cách ráp dây kéo cặp nẹp
Bước 1: Bạn tiến hành làm dấu đường may mũi trên của dây kéo bằng đường lược tay ở mặt phải vải. May phía trước khoảng chừa đường may của đáy quần, để gắn dây kéo bạn lại mối tại điểm làm dấn cho chân cửa quần. Lược máy khoảng chừa đường may và tỉa mũi lược cách một khoảng chừng 5 cm để dễ dàng tháo về sau. Tiếp đó bạn xén khoảng chừa đường may bên dưới vải lót nẹp và thực hiện ủi vải lót banh ra.
Bước 2: Gấp vải lót nẹp phần bên tay trái xuống dưới chừng 0.6 cm đến 1.3 cm từ ngay chính giữa mé trước sao cho đầu mép hướng về phía người may. Đặt mép đường gấp dọc đường răng dây kéo với chốt chận đầu dây kéo nằm cách đầu mép vải một khoảng độ 2.5 cm. Cố định bằng kim ghim.
Bước 3: Gắn chân vịt may dây kéo vào, sau đó chỉnh nằm bên trái kim may. Bắt đầu may tại chân dây kéo và sát đường gấp.
Bước 4: Thực hiện lật ngược mặt phải dây kéo lên phía trái vải lót nẹp. Tiếp đó bạn vén sấp vải qua một bên. Chân vịt chỉnh về bên phải kim may. May bắt đầu tại đầu dây kéo, xuyên qua vải lót nẹp và dây kéo, cách đường răng dây kéo một khoảng chừng 0.6 cm.
Bước 5: Trải vải may thẳng ra, mặt trái day lên. Ghim vào mặt trước vải may phần nẹp dư ở bên trái. Vải may bạn lộn sang bên phải và thực hiện kim ghim trở lại vải lót nẹp. Sau đó tháo kim khỏi mặt trong.
Bước 6: May dọc theo đường làm dấu mũi may trên với chân vịt nằm về bên phải kim may, ở mặt phải. Bắt đầu tại khoảng chừa đường may ở chân dây kéo, may thẳng lên đầu mép vải. Khi may tới bạn tháo kim gút ra. Thắt nút sau khi đã kéo chỉ xuống mặt trong. Bạn cẩn thận tháo chỉ lược ra, bao gồm cả chỉ làm dấu. Sau cùng ủi với vải đệm để hoàn thành.
Đo áo sơ mi cho nữ cần phải nghiêm túc, lịch thiệp và nhẹ nhàng, không nên đo đi đo lại, thay vào đó cần đo phần nào dứt khoát phần ấy.
Thông thường nữ giới thích mặc sát và gọn, do vậy đo áo sơ mi cho nữ sẽ có nhiều số đo hơn so với nam giới, đặc biệt hơn bạn cần chú ý tới phần rộng đáy.
Phương pháp đo áo sơ mi cho nữ
Đo áo cho nữ
Đo vòng quanh:
Số 12 = Vòng mông; Số 11 = Vòng đáy; Số 10 = Vòng ngực; Số 9 = Ngang ngực; Số 8 = Vòng cổ.
Chiều vai và tay:
Dài tay = 6 xuống 7; Rộng vai = 5 sang 6.
Chiều dài:
Dài đáy = 1 xuống 3; Xuôi vai = 1 xuống 2; Dài áo = 1 xuống 4.
Ngoài số đo dài áo, thân, mình, khi đo áo sơ mi cho nữ bạn còn cần đo thêm chiều cao để từ đó suy luận ra số đo khác.
Tiến hành đo từ sau gáy đến gót chân. Chẳng hạn bạn đo dược 130 cm -> Dài áo = 45% chiều cao = 25.5 cm (-2 cm); Dài đáy = 6/10 Dài áo.
Vòng eo, mông, đáy, ngực bạn chú ý đo vừa sát, đo vòng quanh.
Vòng mông và vòng đáy: Hai đầu thước dây gặp nhau ở phía cạnh; Rộng ngực: Hai đầu thước dây gặp nhau ở giữa ngực.
Cách tính tiêu chuẩn vải
Ví dụ: Một áo bình thường
Khổ vải 80 cm = 1 lần dài tay + 2 lần dài áo
Khổ vải 70 cm = 2 lần dài áo + 70 cm
Khổ vải 90 cm = 2 lần dài áo + 20 cm.
Ngoài ra bạn còn có thể áp dụng cách tính tìm diện tích của mặt vải so với giá trị tiêu chuẩn, số đo, khổ vải.
Chẳng hạn như tiêu chuẩn đặt ra là 1.17 m2 thì cắt vừa đủ một áo sơ mi nữ.
Vòng ngực 80 cm đến 84 cm, Dài 58 cm đến 60 cm, tay dài 44 cm đến 48 cm. Ta có: Dài vải = Tiêu chuẩn/ Khổ rộng = 1.17/0.9 = 1.3 mét.
Cách đơn giản số đo
Áo nữ sử dụng 12 số đo và thêm số đo bề dài ngực.
Nếu xét thấy hình dáng trung bình thì không cần đo bề dài ngực để tránh làm phức tạp hơn.
Bạn có thể dùng số đo khác thay cho lối đo ở đây ngoài số đo trên, chẳng hạn như dùng số đo đã chia để chia cho số đo định chia khác đồng phục spa.
Ví dụ: Số đo bề rộng, ngang ngực và ngang lưng từ X sang X1 có thể lấy 1/2 vai bớt đi 1 đến 2 phân do phía trên đầu vai bao giờ cũng lớn hơn phía dưới nách.
Chiều dài lưng từ A -> E sẽ lấy chiều dài áo chia ra. Bạn mang số đo từ A -> E: 2 lùi xuống phía E. 1/10 chiều dài áo ta có điểm Đ.
Bề rộng mông có thể lấy vòng ngực từ 10 đến 12 phân (ước tính 1/10 vòng ngực + 2 cm đến 4 cm).
Vậy ta tìm khoảng cách ấy là lấy đoạn AE = 60/2 = C, lui xuống 1/10 dài áo từ C = 6 cm. Nghĩa là đích bề dài lưng điểm D có thể lùi xuống 2 phân cho đáy cao hoặc thấp hơn 1 cm là mặc được.
Thao tác khi may và cách bảo quản máy may
Thao tác khi may
Bắt đầu may
Đầu tiên để trục kim lên cao bạn tiến hành quay bánh xe, hai mối chỉ dưới chân vịt bạn kéo về phía trước.
Để trục kim xuống và cho kim châm vào vải bạn thực hiện quay bánh xe, hai mối chỉ kéo ra phía sau chân vịt.
Bước tiếp theo bạn để chân vịt xuống, tay mặt quay bánh xe và đạp.
Phần lớn đường may nằm bên phải của kim và thân áo nằm bên trái của kim.
Các ngón tay khéo léo đưa vải theo đúng chiều bạn muốn. Lưu ý không được tỳ cánh tay trên vả để tránh đưa vải đi không đều.
Nên đạp đều đặn và chậm rãi, chỉ khi đường may đều và thẳng bạn mới nên đạp nhanh.
Chấm dứt đường may
Để cò giật chỉ lên vị trí cao nhất, bạn quay bánh xe về phía mình.
Kéo chân vịt lên, sau đó quay miếng vải lại đạp thêm một đoạn chừng 3 mm cho chắc.
Bạn lấy miếng vải ra, kéo về bên trái và về phía sau chân vịt.
Tiến hành cắt chỉ sát vải.
Điều chỉnh mũi may
Trường hợp chỉ trên chùng hơn chỉ dưới
Ở bề dưới mặt vải chỉ dưới căng thẳng. Muốn điều chỉnh lại, bạn vặn ốc điều chỉnh ra trước và vặn vít me thoi.
Trường hợp chỉ trên căng hơn chỉ dưới
Căng thẳng đường may phía trên trên mặt vải. Vặn ốc điều chỉnh về phía mình nếu muốn điều hòa sức căng.
Đường chỉ điều hòa
Chỉ dưới và chỉ trên đều giống nhau.
Bảo quản máy luôn sạch sẽ, hạn chế việc bụi bám vào máy bằng cách: Để kéo bên tay phải khi may, dưới có lót giấy bìa hoặc vải dày cho khỏi trầy xước máy; Nên để một chai dầu máy và giẻ lau trong ngăn kéo, máy có khăn phủ.
Tra dầu vào máy theo định kỳ một tuần một lần. Sau khi lau hết bụi chỉ trong các bộ phận máy, đặc biệt là bộ phận đẩy vài và ổ chao, chỉ cần nhỏ một giọt dầu mỗi nơi là đủ.
Để dầu ngấm vào các khớp trục máy, bạn cho máy chạy thật nhanh trong vài giây. Sau đó lau chùi dầu vương vãi cho thật sạch.
Chùi máy với dầu lửa mỗi năm một lần là máy sẽ được bền.
Bạn nhỏ dầu lửa cẩn thận vào những khớp trục chuyển động. Dùng giẻ sạch và bàn chải lau chùi cho hết bụi bặm đóng trong máy sau 24 giờ. Sau cùng, tra dầu máy vào như thường lệ.
Thông thường chúng ta thường không mấy quan tâm đến phần cổ áo khi nghiên cứu những kiểu áo, tuy nhiên trên thực tế cổ áo không chỉ giúp cứu vãn được một số khuyết điểm của thể hình mà còn giúp nhấn mạnh và tôn lên vẻ duyên dáng của khuôn mặt.
Sự kết hợp hài hòa giữa vóc dáng và cổ áo
Nếu cổ dài
Nên ứng dụng những kiểu áo rộng thùng thình mà không ôm vừa sát lấy cổ để tạo dáng vẻ thanh thoát và mềm mại.
Bạn hãy khéo léo cột thêm một chiếc khăn quàng cổ rộng bản và mềm nếu là trang phục không may cổ. Điều quan trọng là hãy lựa chọn màu khăn sao cho không chỉ phù hợp với màu da và màu mắt của bạn mà còn hài hòa với tổng thể set đồ.
Những kiểu cổ áo mịn như nhung, vừa dày vừa cao và ôm khít lấy cổ đặc biệt thích hợp với thời tiết se lạnh.
Nếu cổ ngắn
Bạn nên chọn những đường nét thoáng, xẻ dọc, kéo dài. Những chiếc áo chữ V tinh tế kết thúc bằng một miếng nẹp có nút cài đẹp mắt được xem là phổ biến và thông dụng nhất.
Xung quanh cổ áo bạn nên may một nẹp cổ viền và đổ xuống trước ngực thành hai hàng song song dẫn xuống hàng nút cài để tạo cảm giác cần cổ dài hơn.
Cổ áo kết thúc bằng hình chữ nhật với điều kiện là nó phải ăn sâu xuống cũng có thể tạo hiệu ứng kéo dài thêm phần cổ của bạn. Loại cổ áo này khi được tô điểm bằng một món phụ kiện thời trang độc đáo, lạ mắt, đồng thời được viền nẹp thẳng trên một nền áo đen sẽ làm nổi bật lên phần cổ gợi cảm, nõn nà của bạn.
Nếu cổ rộng bản
Trong trường hợp này bạn cũng cần chọn kỹ thuật kéo dài thêm. Những loại cổ áo hình thang với đáy lật ngược xuống ngực hoặc chứ V cũng sẽ làm cổ bạn như hẹp bớt.
Phần hở cổ bầu dục, chồm lên phẩn cuối của cổ sẽ giúp cổ bạn mềm mại và nữ tính hơn. Đây cũng được xem là một cách đánh lừa thị giác khá hiệu quả. Ngoài ra bạn cùng cần lưu ý nên may bằng vải tiệp màu hoặc ngược hẳn tùy cổ áo.
Thông thường ai cũng có dáng người và kết cấu cơ thể riêng biệt, điều này gần như không thể thay đổi. Vậy làm thế nào để chọn trang phục theo dáng người phù hợp nhất? Chìa khóa là bạn phải biết rõ cơ thể mình thuộc kiểu dáng nào và khéo léo, tinh tế sử dụng tốt những ưu điểm của bạn thân, đồng thời che đi khuyết điểm. Khi đó bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được thời trang để tạo nên những phối đồ ăn ý nhất.
Tư vấn chọn trang phục theo dáng người
Dáng nhỏ nhắn nhưng vòng 3 và vòng 1 to
Nên:
Váy dài hoặc ngắn nhưng phải là váy thẳng; Vải quần loại hơi dày cho đứng quần, ống kiểu suông; Vải áo loại nhẹ, mềm; Áo khoác không cần gài nút, màu tươi; Để tạo cảm giác đôi chân dài ra bạn nên sử dụng giày cùng màu.
Trang phục màu đậm quần dài, áo sơ mi hoặc áo pull xanh lục, xanh dương, màu hạt dẻ...
Không nên:
Mang giày gót nhọn với quần tây; Áo pull quá rộng, dây nịt, đồ trang sức to, váy phồng; Kiểu áo bâu to, cổ tay loe, vải sọc ngang.
Dáng ngực nhỏ, đùi và hông to
Nên:
Kiểu áo có ren, bèo nhún ở phần ngực; Áo khoác dài che khuất phần đùi và hông; Quần hoặc váy kiểu nào cũng được; Trang phục hoa văn tròn, sáng màu, kiểu áo thụng với cài áo để che đi khuyết điểm ở ngực.
Không nên:
Kiểu áo ôm; Áo sơ mi, áo khoác ngắn, áo pull vải mềm cổ tròn và khoét sâu.
Dáng chân ngắn, lưng dài
Nên:
Trang phục, thắt lưng, giày đồng màu; Quần, váy dài lưng cao; Để giảm bớt chiều dài lưng bạn nên sử dụng áo ngắn.
Không nên:
Quần vải caro; Loại vải có sọc mảnh và thẳng; Đeo xâu chuỗi dài đến rốn; Mặc áo cổ chữu U, chữ V; Quần xắn ống, váy mini, giày màu tươi; Trang phục áo liền quần.
Dáng xấu, vai hẹp
Nên:
Váy thẳng, quần ống suông; Áo khoác thẳng, không bâu, gài nút, độn vai to ra.
Không nên:
Quần short với áo pull ngắn và dày; Áo veste ngắn, xâu chuỗi, cài áo to; Quần rộng, váy phồng; Dây nịt, áo bó sát người; Bỏ áo vào quần hoặc váy.
Khá nhiều chị em hiện nay có chung một sở thích là sưu tập các mẫu vải đẹp để cắt may trang phục cho gia đình của mình. Chúng ta đều biết rằng mỗi loại vải đều có những tính chất, đặc điểm riêng biệt và phù hợp với những kiểu may khác nhau. Chẳng hạn như nói đến chất liệu để may váy áo mùa hè thì không thể không nhắc tới sự góp mặt của những loại vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như ren, vải voan hay cotton...
Lụa tơ tằm
Nếu như trước đây lụa tơ tằm thường chỉ được sử dụng để may nội y hoặc áo sơ mi cao cấp bởi nó vốn được xem là một chất liệu khá kén người mặc và đắt đỏ thì hiện nay, loại vải bóng mượt này cùng với sự lên ngôi của những chiếc áo hai dây mát mẻ ngày càng được các tín đồ thời trang trên thế giới ưa chuộng và tích cực lăng xê.
Đặc điểm nhận biết lụa nguyên chất làm từ thiên nhiên, 100% tơ tằm: Lụa tơ tằm khi sờ vào sẽ có cảm giác mỏng, mịn, mềm và mát. Loại vải này có tính năng giữ nhiệt vào mùa lạnh và thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi mặc. Váy may bằng chất liệu lụa tơ tằm sẽ mang lại cho bạn vẻ quý phái, sang trọng mà không phải chất liệu nào cũng có được.
Vải voan
Vải voan khó tạo những kiểu váy diêm dúa, phức tạp, do vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ càng nếu có ý định sử dụng loại vải này để may váy cầu kỳ. Bên cạnh đó bạn cũng cần đến sự hỗ trợ của một lớp lót bên trong để không bị hở da thịt gây phản cảm.
Đặc điểm nhận dạng vải voan: Có mẫu mã đa dạng, phong phú, mang lại cảm giác mềm mại, bay bổng. Đây được coi là loại vải khá lý tưởng cho các trang phục ngày hè.
Chiffon
Chiffon có đặc điểm dày hơn voan, nhẹ và có độ rũ vừa phải. Các mẫu váy đầm dựa trên chất liệu chiffon rất được phái đẹp ưa chuộng vì nó tạo cho người mặc vẻ điệu đà, quý phái và thanh lịch.
Khi chọn loại vải này chị em cần lưu ý một số điều sau đây: Hãy cào nhẹ nhẹ lên mặt vải ở viền bằng móng tay, nếu là vải đẹp thì sẽ không bị xước. Ngoài ra một điểm nổi bật để nhận biết chiffon cao cấp đó là vải có độ bóng, màu sắc tươi mới, sờ vào thấy mềm mịn và khá dày.
Vải lanh
Vải lanh sử dụng được cho mọi đối tượng và độ tuổi, dù là người già, trẻ em, người nội trợ hay dân công sở cũng đều phù hợp. Lanh có độ mát tương tự như vải voan, thấm hút mồ hôi tốt, sờ vào khá mềm và mát tay, do vậy chúng thường được dùng để may váy hai dây hoặc đồ ngủ mặc ở nhà.
Nếu bạn đang có kế hoạch may váy đầm mặc vào những ngày nắng nóng thì vải lanh là sự lựa chọn khá lý tưởng dành cho bạn.
- May đồng phục công sở: https://www.maula.vn/
- Áo đồng phục đầu bếp theo yêu cầu đủ size nam nữ.