Phát triển bởi Thiết kế web

Thời gian dùng cách khử mùi hôi trên áo thun giữ cho dáng áo luôn đẹp

Với những chiếc áo thun, bạn sẽ mặc chủ yếu trong 1-2 mùa tùy vào chất liệu của sản phẩm. Những chiếc áo có chất liệu 50-80% cotton thì sẽ nhanh bị nhão và tạo cảm giác áo dễ bị cũ và không còn được mới nhiều. Đặc biệt, áo thun mà có độ % PE cao sẽ gây cảm giác khó chịu cho người mặc và hơn hết là chiếc áo nhanh bạc màu, nhăn và bị co.


thoi gian dung cach khu mui hoi tren ao thun giu cho dang ao luon dep


Trung bình một chiếc áo hoặc quần short nếu chú ý trong việc bảo quản sẽ mặc được trong 2 mùa còn không thì mặc được trong 1 khoảng thời gian dùng áo thun ngắn. Thường thì chỉ cần sang đến mùa thứ 2 là chiếc áo của bạn nhìn đã bị cũ và "nát" hơn rất nhiều rồi nên những chiếc áo như thế sẽ gây mất thiện cảm của người đối diện...

Vì sao nên thay áo thun thường xuyên



Một chiếc áo thun mới luôn đem lại cảm giác tự tin và hứng khởi cho mỗi chúng ta khi mặc nó. Và đặc biệt là những chiếc áo thun mới phù hợp với dáng người của bạn. 

Nếu để mặc một chiếc áo quá lâu sẽ gây ra hiện tượng mốc, sẽ có những vết lấm tấm mốc và vệt ố vàng với những những áo quá lâu. Mặc như vậy sẽ gây những vấn đề về da: nấm da, mọc mụn sau lưng và hơn hết là những vấn đề sức khỏe, bệnh ngoài da. 

Với những chiếc áo đã được mặc trong thời gian dài sẽ bị xơ, xù, sờn,... không cẩn thận sẽ rất dễ bị rách hơn so với lúc ban đầu và tất nhiên với những chiếc áo như thế khiến bạn không được tự tin với những sự kiện quan trọng hoặc thu hút ánh nhìn của người đối diện.

 

Cách bảo quản áo thun khi mới mua về 

Với những chiếc áo phông nam mới mua thì bạn đừng đem đi giặt liền tức khắc. Bởi lúc này mực in trên áo khá mới, có thể chưa khô hoàn toàn và không bám chắc vào trang phục. Vậy nên, nếu áo gặp nước thì mực in sẽ bị mờ hoặc nhòe đi. 

Với lần đầu giặt áo thun, bạn nên giặt với nước không có bột giặt. Nhớ vò áo bằng tay thật nhẹ nhàng nhé. Hơn nữa, một số áo thun có màu đậm thường dễ ra màu trong lúc giặt. Vì thế, để cách bảo quản áo thun trắng hiệu quả. Không giặt chung những trang phục màu sáng chung với áo màu đậm. Việc này giúp áo không bị loang màu cũng như dính sang các loại trang phục khác. Phương pháp giặt áo thun giữ màu lâu, không giãn chính là ngâm áo trong nước ấm pha giấm từ 10-20 phút.

 

Bảo quản áo thun trong quá trình giặt 

Đầu tiên, bạn không giặt áo phông trong nước quá nóng. Bởi khi ở nhiệt độ cao sẽ làm vải áo bị giãn. Cách tốt nhất là bạn nên giặt với nước lạnh hoặc nước dưới 40 độ C. Nếu muốn item thơm lâu hơn sau khi giặt thì có thể sử dụng những loại nước xả vải có hương. Hạn chế sử dụng những nước xả làm mềm vải. Bời khiến áo dễ giãn và khiến hình in bong tróc nhanh chóng.

Nhằm hạn chế hình in của áo bị cọ xát nhiều khiến trầy xước. Trong lúc giặt, bạn nên lộn trái áo và dùng tay vò thật nhẹ nhàng. Với những áo thun có màu, đừng nên sử dụng thuốc tẩy trắng, những loại xà phòng tính tẩy cao, không đổ trực tiếp dung dịch lên trên áo. Bên cạnh đó, bạn đừng vắt áo quá mạnh sau khi giặt bởi có thể làm vải bị giãn và mất phom áo. Hãy gấp áo phông lại và ấn cho hết nước ra nhé.


Một số cách bảo quản áo thun bạn nên nắm kỹ



Là một trong những cách bảo quản trang phục hiệu quả nhất mẹo làm áo thun co lại. Nếu mặc một chiếc áo quá thường xuyên sẽ khiến item dễ hấp thụ mồ hôi, mùi cơ thể khiến chúng bị ẩm. Khi đó, việc giặt giũ liên tục khiến áo bị giảm đi chất lượng ban đầu. 

Việc nên làm sau ngày dài mặc áo là bạn nên lộn trái và sử dụng móc áo treo lên ở khu vực thoáng mát. Sau đó, bạn mặc luân phiên những kiểu áo phông khác. Cách này sẽ giúp người mặc vừa thay mới phong cách mỗi ngày mà vừa kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm.

 

Lưu ý chất liệu vải 

Bạn nên chú ý đến những chất liệu vải theo từng mục đích trong quá trình sử dụng. Những hoạt động thể thao bạn nên chọn những chất liệu polyester. Hay chọn những loại áo chất liệu cotton thoáng mát để mặc trong một ngày dài làm việc. Bên cạnh đó, cách chọn và bảo quản từng chất liệu áo cùng là việc cần thiết. Bởi sau nhiều lần giặt áo có thể sẽ bị nhão ra, mất phom khá xấu.

 

Cách bảo quản áo thun bằng cách lộn trái trang phục 

Lộn trái áo khi giặt và trong lúc phơi cũng chính là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ tuổi thọ cho trang phục. Cách làm này sẽ hạn chế tối đa được những bụi bẩn bám ở trên áo. Giữ được màu áo bền hơn khi phơi ngoài trời.

 

Hạn chế dùng nước xả mềm vải cho cho áo phông 

Dùng nước xả vải là thói quen không xấu. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ khiến áo bị giãn trông mất thẩm mỹ. Với những loại nước xả làm mềm vải sẽ khiến áo mất dáng, bít đi những lỗ thoát khí. 

Do đó, áo khi mặc sẽ giảm đi chức năng ban đầu và khiến bạn khó chịu, bí bách trong lúc mặc. Do đó, bạn nên sử dụng các loại nước xả có hương thơm. Không nên ngâm quá lâu và tuân thủ chỉ định từ nhà sản xuất nước xả vải bạn nhé.



Bên cạnh việc đầu tư những trang phục chất lượng tốt. Người mặc cũng nên chuẩn bị những kiến thức hữu ích về việc bảo quản quần áo. Giúp áo có độ bền cao, chất lượng luôn tốt và tuổi thọ của chúng sẽ được kéo dài hơn. 

Nguyên nhân gây mốc quần áo 

Một số nguyên nhân làm quần áo bị mốc đó là:
Người dùng cất quần áo vào tủ khi chúng chưa khô hoàn toàn, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển.
 

Thời tiết nồm ẩm khiến thời gian phơi khô quần áo kéo dài. 

Phơi quần áo ở nơi thiếu ánh nắng hoặc khoảng cách giữa các bộ quần áo phơi quá dày. 

Để chung quần áo sạch với quần áo bị mốc khiến vi khuẩn lây lan. 

Quần áo bị dính nước mưa hoặc ẩm ướt do mồ hôi nhưng không thể giặt ngay. 

Không vệ sinh máy giặt thường xuyên làm cho các vi khuẩn có hại bám vào quần áo. 

Sử dụng loại bột giặt không có tác dụng làm sạch hiệu quả khiến vết bẩn chưa được loại bỏ hoàn toàn, gây ra nấm mốc. 

Bảo quản quần áo không đúng cách, độ ẩm trong tủ quần áo lớn cũng có thể dễ dàng gây ra nấm mốc.

Nguyên nhân quần áo giặt xong vẫn có mùi hôi



Quần áo giặt xong có mùi hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quần áo có mùi hôi dù đã được giặt. 

Quần áo không được phơi khô đúng cách là nguyên nhân chính gây nên tình trạng quần áo có mùi hôi. Nếu không được phơi khô, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây nên mùi hôi mốc khó chịu. 

Quần áo có mùi hôi do bạn giặt quần áo không được sạch, không kỹ. Hoặc phơi trong điều kiện thiếu ánh nắng và gió. 

Ngoài ra, tủ quần áo đặt tại nơi ẩm ướt cũng có thể khiến cho quần áo có mùi hôi khó chịu. Bạn cần hút ẩm tủ quần áo để phòng tránh mùi hôi xuất phát từ đó. 

Khắc phục tình trạng quần áo hôi sau khi giặt 

Bỏ quần áo vào trong ngăn đá tủ lạnh 

Bạn có thể cho quần áo đã giặt sạch vào hộp hoặc túi nilon rồi cho vào trong ngăn đá của tủ lạnh. Quần áo của bạn sẽ không còn mùi hôi khó chịu nữa. Với phương pháp này, bạn có thể áp dụng với mọi loại quần áo, nhất là đối với quần jean. Đây là một trong những cách khắc phục tình trạng quần áo giặt xong có mùi hôi hiệu quả. 

Sấy quần áo

Bạn có thể sử dụng máy sấy quần áo chuyên dụng, tủ sấy quần áo hoặc các máy sấy tóc để sấy quần áo trước khi cất giữ. Sấy qua quần áo từ 15 đến 20 phút cho ráo nước rồi phơi lên cũng giúp cho quần áo của bạn không bị ám mùi hôi. 

Ngâm quần áo với nguyên liệu tự nhiên để khử mùi hôi 

Ngâm quần áo với giấm



Nếu quần áo giặt xong có mùi hôi, bạn nên đổi phương pháp giặt quần áo. Có thể ngâm quần áo với giấm trước khi giặt để khử toàn bộ mùi hôi cũng như vi khuẩn có trong quần áo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp giặt đúng cách để quần áo dễ làm sạch hơn. 

Ngâm nước muối 

Ngâm nước muối trong quần áo cũng là một cách hiệu quả để khử mùi hôi. Bạn có thể ngâm quần áo vào trong nước muối pha loãng từ 20 đến 30 phút. Sau đó, giặt sạch quần áo với bột giặt là được. 

Ngâm quần áo với nước vo gạo 

Nước vo gạo cũng là nguyên liệu khử mùi hôi hiệu quả trên quần áo nhà bạn. Sau khi vo gạo bạn giữ lại nước và ngâm quần áo trong đó từ 30 phút là được. Sau đó dùng bột giặt giặt sạch áo là được. 

Ngâm quần áo với chanh tươi 

Bạn cũng có thể cải thiện tình trạng quần áo giặt xong có mùi hôi bằng cách ngâm với nước chanh. Cho quần áo vào ngâm trong nước chanh pha loãng rồi giặt lại với xà phòng là được.

Ngâm quần áo với gừng tươi



Gừng có công dụng khử mùi hôi rất tốt. Bạn có thể đập nhỏ gừng tươi cho vào nước nóng rồi pha với nước cho nguội. Sau đó, ngâm quần áo từ 20 đến 30 phút là được. 

Vì sao quần áo có mùi hôi nách? 

Hầu hết những người bị bệnh hôi nách nặng đều để lại mùi hôi của mình trên quần áo mặc hàng ngày. Đặc biệt là vùng vải ở dưới cánh tay có mùi rất nặng và khó chịu. 

Mặc dù bạn đã giặt quần áo với xà phòng nhưng vẫn không làm cho chiếc áo hết mùi. Những chiếc áo này nếu để chung với những chiếc áo bình thường cũng sẽ khiến chúng bị lây nhiễm mùi. Nguyên nhân vì sao áo lại có mùi hôi nách? 

Mùi viêm cánh bạn vẫn hay ngửi thấy không phải bốc mùi từ các hợp chất do cơ thể bài tiết ra. Mùi này xuất phát từ chất thải của các vi khuẩn gây mùi được thu hút đến trên bề mặt da. Đây là sự tổng hợp của mùi: animoac, mùi trứng thối, mùi lưu huỳnh... 

Chiếc áo bạn đang mặc hàng ngày bị lây nhiễm mùi 

Áo liên tục cọ xát với vùng vi khuẩn dày đặc dưới cánh tay nên sẽ có một lượng lớn vi khuẩn bị dính vào áo. 

Tuyến mồ hôi lớn liên tục tiết ra các acid không no thu hút vi khuẩn gây mùi không chỉ tồn tại ở trên da mà còn ngấm vào áo. 

Áo của bạn bị "hun mùi" cả ngày nên chiếc áo sẽ bị lây nhiễm mùi bị hun đó. 

Những mùi được tỏa ra từ chiếc áo này không dễ dàng bị loại bỏ bằng bột giặt thông thường. Bạn cần phải thực hiện một số mẹo nhỏ ngay sau đây mới có thể khử mùi hôi trên áo thun của mình. 

Cách xử lý quần áo trắng, màu bị mốc 

Cách loại bỏ mốc trên quần áo bằng chanh



Chanh là một trong những nguyên liệu tự nhiên, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Trong thành phần của chanh có chứa nhiều axit nên nó có thể tẩy mốc quần áo một cách dễ dàng. 

Chanh rửa sạch, cắt đôi. 

Vắt chanh vào chỗ bị mốc trên quần áo, đem phơi nắng khoảng 2 - 3 giờ. 

Giặt sạch quần áo và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời. 

Cách tẩy mốc quần áo bị mốc bằng giấm 

Cũng giống như chanh, giấm cũng chứa nhiều axit, giúp đánh bay vết mốc trên quần áo một cách nhanh chóng, dễ dàng. 

Cách 1: Dùng một chiếc khăn khô, thêm một chút giấm vào khăn rồi thấm lên vùng vải bị ẩm mốc. Lưu ý: Bạn cần thấm giấm liên tục đến khi vết mốc mờ dần. 

Cách 2: Pha giấm với nước sạch theo tỷ lệ 2:1, đun sôi hỗn hợp. Tiếp theo, bạn ngâm quần áo bị mốc với hỗn hợp này khoảng 30 phút rồi đem giặt sạch lại, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.

 Cách tẩy mốc quần áo với khoai tây 

Khoai tây không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà nó còn có thể dùng để tẩy mốc quần áo hiệu quả. Trong khoai tây có solanum tuberosum có thể tẩy trắng, giúp đánh bay hết các vết nấm mốc trên quần áo. 

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát. 

Đặt những lát khoai tây vào trong một chiếc khăn sạch ướt, gói lại rồi xoa theo vòng tròn cho đến khi nhựa của lát khoai tây chảy ra. 

Xoa và chà xát khoai tây lên quần áo đến khi khoai tây khô thì đem giặt sạch quần áo, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.

Cách loại bỏ mốc trên quần áo bằng baking soda



Chắc hẳn baking soda là nguyên liệu khá quen thuộc với nhiều người. Nó không chỉ có tác dụng làm sạch máy giặt mà còn giúp đánh bay vết mốc đen trên quần áo. 

Cách làm:
Cách 1: Hòa tan baking soda với nước giặt (tùy vào vết mốc to hay nhỏ để ước lượng) rồi ngâm với quần áo bị mốc khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn mang quần áo đi giặt sạch, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.
 

Cách 2: Pha baking soda với nước cốt chanh theo tỉ lệ 2:1, khuấy đều rồi dùng bàn chải đánh răng chà vào chỗ bị mốc trên quần áo. Sau đó, bạn giặt sạch lại, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời. 

Cách chữa quần áo bị mốc bằng oxy già 

Oxy già không chỉ có tác dụng làm sạch vết thương mà nó còn giúp tẩy vết mốc đen trên quần áo hiệu quả. 

Cách làm đơn giản như sau:
Đổ oxy già vào nơi bị mốc trên quần áo, giữ nguyên khoảng 20 phút rồi đem giặt sạch, phơi ở nơi có ánh nắng.
 

Cách tẩy mốc quần áo bằng thuốc tẩy 

Thuốc tẩy có công dụng hiệu quả trong việc làm sạch các vết bẩn, vết mốc trên quần áo. 

Bạn chỉ cần thực hiện như sau:
Ngâm quần áo với thuốc tẩy theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
 

Tiếp theo, bạn giặt sạch quần áo bằng xà phòng rồi phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời. 

Lưu ý: Trong suốt quá trình tẩy mốc quần áo bằng thuốc tẩy, bạn cần phải đi găng tay để bảo vệ da tay của mình nhé. 

Cách bảo quản quần áo không bị mốc 

Có rất nhiều bạn thường có thói quen “ủ” quần áo bẩn lâu ngày rồi mới đem đi giặt. Điều này không chỉ làm cho quần áo của bạn bị bẩn, ẩm mốc, có mùi hôi khó chịu mà còn là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và da. Do đó, bạn nên giặt quần áo ngay sau khi thay hoặc tắm, nhất là những đồ dính nước mưa, mồ hôi.

Sử dụng đúng liều lượng nước giặt



Đổ nhiều nước giặt thì quần áo có sạch hơn không? Câu trả lời cho thắc mắc đó là không các bạn nhé. Khi bạn cho quá nhiều bột giặt/nước giặt vào quần áo mà không xả thật sạch, lúc này cặn bột giặt sẽ bám dính trên quần áo, gây ẩm ướt một thời gian dài và dễ gây mốc quần áo. Do đó, bạn hãy xác định số lượng quần áo để thêm nước giặt/bột giặt sao cho phù hợp. 

Phơi quần áo nơi khô thoáng, có ánh nắng mặt trời 

Bạn nên phơi quần áo vừa giặt xong ở nơi thoáng gió, có ánh nắng chiếu vào để chúng được làm khô nhanh chóng. Bạn nên hạn chế phơi quần áo trong nhà. Trong trường hợp trời mưa thì bạn có thể dùng máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo để làm khô quần áo nhanh chóng. 

Những loại quần áo không nên để vào máy sấy quần áo 

Máy sấy quần áo là thiết bị không thể thiếu trong gia đình khi mùa mưa đến, nó giúp quần áo khô nhanh hơn và không để lại mùi ẩm mốc. Nhưng bạn có biết, không phải loại vải hay loại quần áo nào cũng có thể để vào máy sấy. 

Áo ngực 

Do thiết kế đặc biệt của mình, những chiếc áo ngực có thể bị giãn hoặc thay đổi hình dạng nếu bạn sử dụng máy sấy. Để giữ cho dáng áo luôn đẹp như mới, bạn chỉ nên phơi chúng dưới ánh sáng mặt trời và lưu ý lộn chúng lại trước khi phơi nhé. 

Tơ nhân tạo 

Nếu như bạn không muốn chiếc áo làm từ tơ nhân tạo của mình bỗng dưng bị chật thì lời khuyên cho bạn đó là không nên bỏ chúng vào máy giặt và máy sấy quần áo. Nguyên nhân là do sợi tơ nhân tạo có nguy cơ bị co rút khi giặt, sấy bằng máy, vì vậy bạn chỉ nên giặt tay và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng máy, bạn cần cẩn thận giám sát kỹ quá trình hoạt động của máy.

Len 

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy vải len khá khô và cứng. Tuy nhiên chúng lại là một loại vải "mong manh" và rất dễ hư hại nếu bạn cho chúng vào máy sấy quần áo. Chính vì thế, dù lười đến mấy bạn cũng nên để chúng khô tự nhiên nếu muốn món đồ len của mình luôn giữ được hình dáng và màu sắc đẹp nhé.

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét