Phát triển bởi Thiết kế web

Tầm quan trọng của việc chọn từ khóa SEO độ khó từ khóa lưu ý khi cần thiết kế website gấp

Mỗi một dịch vụ, sản phẩm hay thông tin nào đó đều được thể hiện bằng vô số những từ khóa khác nhau, và khi muốn khách hàng tiềm năng truy cập vào được website của mình thì chúng ta phải định hướng được những từ khóa nào mà nhiều người dùng nhất.

Tầm quan trọng của việc chọn từ khóa SEO độ khó từ khóa lưu ý khi cần thiết kế website gấp

Không chỉ vậy, chọn từ khóa còn có ý nghĩa đối với các bộ máy tìm kiếm. Khi bạn chọn những từ khóa thích hợp và hiệu quả, và những bài viết của bạn thể hiện được các từ khóa này một cách tự nhiên nhất thì các công cụ tìm kiếm cũng sẽ đáng giá cao và thứ hạng website của bạn cũng ngày càng được nâng cao hơn trong bảng kết quả truy cấp của từ khóa đó.

Những cách chọn từ khóa thường dùng


Để chọn từ khóa hiệu quả, chúng ta cần xác định rõ ràng lĩnh vực mà doanh nghiệp mình hoạt động, cũng như hiểu về nó. Đó là sản phẩm hay dịch vụ, đối tượng khách hàng là ai, họ cần biết những gì khi tìm kiếm đối tượng này,... Nghiên cứu đặc điểm của dịch vụ, sản phẩm để thông qua đó chọn những từ khóa mà khách hàng thường sử dụng sẽ giúp chúng ta dễ dàng chọn được từ khóa một cách thành công hơn.

Khi chọn từ khóa, chúng ta không nên chọn những từ khóa chung chung, mà nên cụ thể hóa nó một cách chi tiết nhất. Bởi người tìm kiếm thường gõ ra những từ khóa dài, hướng đến mục đích chính mà họ muốn biết. Một số dạng từ khóa dưới đây thường được lựa chọn và có tính hiệu quả cao:

Từ khóa là tính năng, ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ.

Từ khóa là thương hiệu, dòng sản phẩm cụ thể.

Từ khóa là dạng câu hỏi mà khách hàng muốn biết.

Từ khóa thể hiện đặc điểm mà khách hàng cần tìm.

Từ khóa là động từ, mang tính chất chuyển đổi từ tìm kiếm sang quyết định mua hàng cao.

Những từ khóa dài, cụ thể hơn về ý nghĩa được cho là hiệu quả hơn trên thị trường SEO hiện nay. Tuy nhiên, không hề dễ dàng để có thể chọn được từ khóa tốt. Ta còn phải dựa vào độ khó của từ khóa để có thể chọn được những từ khóa có lợi nhất cho hoạt động bán hàng của mình.

Đánh giá độ khó của từ khóa

Từ khóa có độ khó càng cao thì càng khó SEO, mất nhiều thời gian và chi phí, và sự cạnh tranh của những từ khóa này là rất lớn. Tuy nhiên một khi thành công thì hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp sẽ phát triển vượt trội.

Cách đánh giá độ khó của từ khóa

Độ khó của từ khóa thể hiện qua nhiều tiêu chí khác nhau, khi đánh giá một hay nhiều từ khóa nào đó chúng ta cần cân nhắc tất cả các tiêu chí này để có thể chọn được một từ khóa phù hợp nhất, có khả năng thành công cao nhất để tiến hành SEO.

Lượt tìm kiếm trung bình tháng: có thể nói đây là tiêu chí đánh giá độ khó của từ khóa dễ nhất mà SEOer có thể sử dụng. Bằng tính năng Lập kế hoạch từ khóa của Google, chúng ta có thể thống kê được lượng tìm kiếm của bất cứ từ khóa nào trên công cụ này, và so sánh những từ khóa mà bạn đang đắn đo với nhau. Từ khóa có lượng tìm kiếm cao hơn hiển nhiên sẽ khó hơn, đòi hỏi chúng ta cần đầu tư nhiều hơn để SEO nó lên TOP. Và tương tự, cũng sẽ trả nhiều chi phí hơn nếu sử dụng Google Adwords cho từ khóa này.


Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: khi muốn chọn một từ khóa nào đó, bạn có thể gõ nó lên công cụ tìm kiếm để xem các đối thủ của mình. Quy mô của họ ra sao, thương hiệu của họ có lớn không, và quan trọng nhất đó là xem qua website của họ chất lượng thế nào,… Chúng ta cũng có thể thống kê được số lượng bài viết mà mình cần dùng để cạnh tranh với họ cho từ khóa nào đó. Nếu như cảm thấy đủ lực (về chi phí, năng lực, tài nguyên) thì hoàn toàn có thể sử dụng từ khóa đó cho website của mình.

Như vậy, chúng ta có thể đánh giá độ khó của từ khóa thông qua mức độ chuyển đổi, và kết hợp thêm tiêu chí lượng truy cập thì có thể chọn cho mình những từ khóa hiệu quả hơn. Thông thường sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi chúng ta chọn những từ khóa có mức độ chuyển đổi cao:

Mức độ chuyển đổi cao – Lượng tìm kiếm thấp: độ khó thấp

Mức độ chuyển đổi cao – Lượng tìm kiếm cao: độ khó cao

Chắc hẳn nhiều người khi mới bắt đầu SEO và chưa có kinh nghiệm chọn từ khóa sẽ cảm thấy lo lắng và khả năng đánh giá độ khó từ khóa của mình, lúc này chúng ta cần một phương pháp nào đó để đo lường cụ thể độ khó từ khóa.

Cách tính độ khó của từ khóa


Để chọn lựa từ khóa hiệu quả hơn, người ta có thể cụ thể hóa độ khó của các từ khóa bằng con số. Qua đó dễ dàng so sánh độ khó của nhiều từ khóa với nhau trong quá trình chọn lựa từ khóa của mình.

Chúng ta có một số công thức tính độ khó của từ khóa phổ biến, hay còn thường được gọi là công thức tính chỉ số hiệu quả từ khóa, đó là KEI (Keyword Efficiency Index). Chỉ số này càng cao, thì độ khó của từ khóa càng cao. Dựa vào chỉ số này chúng ta có thể xác định được độ khó của từ khóa mà mình muốn SEO để chọn lựa thật phù hợp.

Cách tính chỉ số KEI

Bước 1: Kiểm tra lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa bằng Công cụ Keyword Planner của Google.

Bước 2: Xác định lượng website cạnh tranh trực tiếp (đang chứa từ khóa mà mình dự tính chọn), bằng cách truy vấn từ khóa vào thanh tìm kiếm của Google và đọc lượng kết quả ở dưới thanh tìm kiếm.

Bước 3: Tính chỉ số KEI. KEI chính là Thương của bình phương lượng tìm kiếm hàng tháng với lượng website cạnh tranh có chứa từ khóa.

KEI = (Lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng)2

Hãy chuẩn bị soạn sẵn nội dung và hình ảnh cho các trang, mục của website

Việc này tốn khá nhiều thời gian, tuy nhiên chúng ta thường chủ quan nên bỏ qua điều này. Công ty thiết kế website chỉ làm nên cái web cho bạn, còn nội dung và hình ảnh bạn cần tự chuẩn bị để khi bàn giao website là đưa lên ngay.

Nội dung: giúp website bạn được đánh giá tốt trên các công cụ tìm kiếm nếu bạn chuẩn bị tốt, hay và không copy.

Hình ảnh: giúp website bạn ấn tượng hơn với người dùng nếu bạn sưu tầm và xử lý chu đáo. Bạn có thể thuê designer thiết kế cho đẹp nhưng hãy chuẩn bị hình ảnh để Style hình ảnh chứa đựng điều bạn muốn nói, hình ảnh doanh nghiệp bạn... theo nhận diện thương hiệu riêng có của công ty.

Các tiêu chuẩn cần đạt khi viết bài chuẩn SEO

Chuẩn độc nhất


Nội dung trùng lặp hay copy là điều mà bất kỳ người dùng hay công cụ tìm kiếm nào cũng không thích. Bởi lẽ, nhiệm vụ của các công cụ tìm kiếm là phục vụ cho nhu cầu truy vấn thông tin của người dùng. Khi mà nội dung trên website của bạn giống với những website khác sẽ không làm thỏa mãn được nhu cầu này, website dần trở nên kém chất lượng hơn.

Một website có quá nhiều nội dung trùng lặp và sao chép từ các nguồn khác là một điều tồi tệ. Nguy cơ bị chính chủ báo cáo vi phạm bản quyền cực kỳ cao, thậm chí còn bị Google phạt làm rớt hạng, không thể index, hoặc nguy hiểm hơn là biến mất khỏi công cụ tìm kiếm.

Nội dung được truyền đạt một cách gần gũi, dễ hiểu nhất cho người dùng nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin hữu ích.

Thuật toán Google đánh giá cao những nội dung chất lượng, phân tích có chiều sâu. Cho nên, một bài viết nên có ít nhất 1000 từ mới đảm bảo cung cấp đủ giá trị cho người dùng.

Sự khác biệt trong mỗi bài viết chính là yếu tố giúp nội dung của bạn nổi bật hơn trong mắt người dùng, gián tiếp cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO.

Từ khóa

Từ khóa trong mỗi bài viết chính là chìa khóa mở lối, dẫn dắt khách hàng đến với nội dung bạn tạo ra. Dù bài viết bạn có hay, có hấp dẫn nhưng khách hàng không tìm thấy cũng vô nghĩa. Do đó, trong mỗi bài viết chuẩn SEO yếu tố từ khóa là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất giúp người dùng và công cụ tìm kiếm nhận biết và tìm ra đúng nội dung của bạn.

Sau quá trình nghiên cứu từ khóa với những công cụ như Keyword Planner, Google Suggest, Ahrefs… bạn sẽ xác định được bộ từ khóa bao gồm từ khóa chính và từ khóa bổ trợ. Tối ưu từ khóa khi viết bài chuẩn SEO bạn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

Mật độ từ khóa chính khoảng 1,5 – 3%.

Nên dàn trải từ khóa đều từ đầu bài đến cuối bài, đặc biệt ở 100 từ đầu tiên và 100 từ cuối cùng phải chứa từ khóa.

Từ khóa bổ trợ có thể sử dụng xen kẽ vào bài viết để tăng mức độ hiển thị trên Google.

Không nên lạm dụng và nhồi nhét từ khóa quá nhiều để tránh bị phạt bởi Google.

Để kiểm tra mức độ dàn trải từ khóa có đều không, bạn nên chọn Ctrl F + từ khóa để kiểm tra xem đã phân bổ phù hợp hay chưa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tiện ích SEOquake hoặc Yoast SEO được tích hợp sẵn trong WordPress.

Tiêu đề SEO


Tiêu đề SEO là tiêu đề hiển thị ra bên ngoài khi khách hàng tìm kiếm thông tin.

Để tiêu đề bài viết hiển thị ra bên ngoài không bị mất nội dung, độ dài hợp lý nhất cho mỗi tiêu đề là 520px (tương đương với khoảng dưới 50 ký tự, tùy theo độ rộng mỗi từ).

Tiêu đề bắt buộc phải chứa từ khóa để Google dễ nhận biết.

Ưu tiên từ khóa nằm càng gần ở vị trí đầu tiên càng tốt.

Tránh tình trạng đặt tiêu đề không liên quan đến nội dung, điều này sẽ làm giảm đáng kể trải nghiệm người dùng khi truy cập vào.

Cho nên ngoài những yếu tố chuẩn SEO bên trên, mỗi tiêu đề SEO cần phải hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn mới dẫn dắt được người dùng truy cập vào website. Để làm được điều này bạn có thể thêm một số từ ngữ thể hiện cảm xúc để kích thích và lôi cuốn người đọc click vào nội dung.

Thẻ mô tả

Thẻ mô tả có nhiệm vụ bao quát và giới thiệu nội dung đến với khách hàng trước khi quyết định click vào bên trong tối ưu hóa website.

Mô tả bài viết bắt buộc phải chứa từ khóa.

Từ khóa nên đặt ở đầu đoạn mô tả hoặc ở vị trí gần với bên trái nhất.

Độ dài hợp lý cho mỗi đoạn mô tả là dưới 920px.

Tuyệt đối không nên bỏ trống thẻ mô tả. Vì nếu bỏ trống Google sẽ tự động lấy một đoạn bất kỳ trong bài viết, lúc này thẻ mô tả sẽ không được tối ưu và nội dung không bao quát được toàn bài.

Để kiểm tra độ dài tiêu đề bài viết và độ dài thẻ mô tả bạn có thể sử dụng công cụ To The Web.

Các thẻ heading


Các thẻ heading trong bài viết giống như những tiêu đề con, có nhiệm vụ phân chia bố cục bài viết được rõ ràng hơn. Vì vậy, việc tối ưu các tiêu đề con trong bài viết là việc làm cần thiết và quan trọng bắt buộc phải thực hiện khi viết bài chuẩn SEO.

Các tiêu chuẩn cần có khi tối ưu tiêu đề con trong bài viết bao gồm:

Thông thường tiêu đề bài viết là H1 nên bắt buộc H1 phải chứa từ khóa.

Bài viết phải có ít nhất một thẻ H2 chứa từ khóa chính.

Từ khóa phụ có thể sử dụng để chèn vào các thẻ H3 đến H6.

URL bài viết

Mặc định wordpress sẽ lấy tiêu đề H1 để làm URL cho bài viết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu để nguyên như vậy URL trở nên dài dòng, gây khó hiểu cho người đọc, lúc này bạn cần rút gọn lại để tối ưu tốt hơn.

URL cần ngắn gọn, dễ hiểu cho người đọc.

Bắt buộc phải chứa từ khóa chính cần SEO.

Không sử dụng các ký tự đặc biệt bên trong URL.

Liên kết nội bộ

Liên kết dẫn đường khách hàng đi từ bài viết này đến bài viết khác trên website, góp phần làm tăng điểm chất lượng và trải nghiệm người dùng nhờ tỷ lệ thoát giảm. Đồng thời xây dựng liên kết nội bộ trong bài viết giúp hệ thống lại nội dung website một cách logic, dẫn dắt xuyên suốt từ nội dung này đến nội dung khác. Liên kết được sử dụng phải có nội dung liên quan đến chủ đề bài viết và anchor text phải là từ khóa của bài viết được liên kết.​

Cách viết bài chuẩn SEO hấp dẫn người đọc

Khi nắm được các tiêu chuẩn trên, bài viết của bạn được các công cụ tìm kiếm hiểu và tìm ra nội dung. Nhưng để chạm được cảm xúc khách hàng, thu hút họ ở lại lâu hơn với website thì một bài viết chuẩn SEO vẫn chưa đủ. Bạn cần thêm yếu tố hữu ích, hấp dẫn và mang lại giá trị cho người đọc.

Trước khi viết

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng bạn phải nghiên cứu từ khóa trước khi viết bài. Thông qua bộ từ khóa này Google sẽ thu thập và cung cấp thông tin chính xác đến người dùng. Bằng một số công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hoặc trả phí bạn sẽ tìm ra được bộ từ khóa cho bài viết của mình.

Chẳng hạn, với công cụ Google Keyword Planner bạn tìm từ khóa như sau:

Nhập từ khóa chủ đề bạn muốn viết bài.

Dựa vào số lần tìm kiếm trung bình mỗi tháng để xác định từ khóa chính (thường là từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất). Ví dụ: seo là gì.


Chọn thêm các từ khóa liên quan để làm từ khóa phụ. Ví dụ: seo onpage là gì, seo là làm gì, seo offpage.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ở bước này giúp bạn biết được đối thủ của mình là ai, họ đang viết nội dung như thế nào. Từ đó, bạn nghiên cứu thêm về chủ đề mình chuẩn bị viết, nhằm mục đích sáng tạo ra những giá trị mới cho khách hàng, tạo nên điểm khác biệt với đối thủ.

Tìm từ khóa chính trên các công cụ tìm kiếm.

Nên chọn 3 nội dung đứng đầu trang để nghiên, nếu đọc quá nhiều có thể sẽ bị nhiễu loạn thông tin.

Tìm điểm khác biệt giữa ba bài viết đó.

Sáng tạo nên những ý tưởng mới lạ hơn hoặc cách viết thu hút hơn đối thủ.

Bước 3: Lên dàn ý sơ bộ

Lập dàn ý sơ bộ trước khi viết bài chuẩn SEO để định hướng được nội dung cho toàn bài. Bên cạnh đó, nó còn giúp người viết không bị lạc đề hoặc tập trung quá nhiều vào một nội dung, quên đi những nội dung khác.

Kết quả ở ba bước đầu tiên bạn sẽ lên được nội dung sơ bộ cho bài viết, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

Trong khi viết


Bước 4: Viết nội dung hoàn chỉnh

Sau khi đã lên được dàn ý sơ bộ cho bài viết, công việc tiếp theo bạn cần làm là bắt tay vào việc viết bài. Đây là bước cực kỳ quan trọng để tạo nên một bài viết chuẩn seo nhưng vẫn hấp dẫn được người dùng.

Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các thông tin cần thiết cho người dùng, bạn có thể áp dụng thêm những điều sau đây để bài viết lôi cuốn hơn.

Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để truyền đạt nội dung cho khách hàng, tránh dùng quá nhiều từ chuyên ngành sẽ gây khó hiểu, làm giảm trải nghiệm người dùng khi đọc bài.

Với những nội dung quan trọng hãy làm nổi bật nó bằng cách in đậm, in nghiêng hoặc thay đổi màu sắc của chữ.

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để viết bài thật dễ hiểu, như đang chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau chứ không phải là nhiệm vụ.

Bước 5: Tối ưu các yếu tố chuẩn seo

Sau khi hoàn thành bài viết, hãy kiểm tra lại tất cả các yếu tố chuẩn SEO ỏ phần 2 đã đạt chưa. Nếu vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn này trong bài viết hãy bổ sung lại ngay, vì đây chính là điều kiện để hoàn thành một bài viết chuẩn SEO.

Bước 6: Kiểm tra và xuất bản

Để tránh gây ấn tượng không tốt về bài viết với những lỗi ngớ ngẩn như lặp từ, sai chính tả, dư khoảng cách…  bạn hãy rà soát và kiểm tra lại toàn bộ nội dung bài viết. Sửa lại những lỗi trên, chỉnh lại ngôn từ để bài viết được mượt hơn hoặc bổ sung thêm ý nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng với nội dung vừa sáng tạo. Sau đó xuất bản nội dung để người dùng đọc.

Sau khi viết


Bước 7: Cho Google index

Muốn bài viết lên top nhanh, khách hàng có thể tìm thấy trong thời gian ngắn nhất bạn cần submit nội dung để gửi để Google. Bước này được thực hiện thông qua Google Search Console bằng cách:

Nhập URL vào mục kiểm tra URL.

Chọn “Yêu cầu lập chỉ mục”.

Bước 8: Theo dõi thứ hạng, cải tiến nội dung

Bài viết khi đã xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, bạn phải theo dõi thứ hạng từ khóa thay đổi ra sao mỗi ngày. Điều này giúp bạn biết được chất lượng bài viết như thế nào để tối ưu lại tốt hơn.

Xem thêm nhiều chuyên mục hay cây hoa, phần mềm, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim...

Diễn Đàn Chia sẻ kiến thức đồ hoạ, phần mềm, ứng dụng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, quay video, photoshop, proshow producer, corel videostudio, after effect, premiere pro, beauty box video...Xem tại : https://trungdan.com/

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét