Phát triển bởi Thiết kế web

Sẹo rỗ nguyên nhân và hướng điều trị

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết: Sẹo rỗ chính là di chứng của nhiều tác động gây ra cho làn da. Có thể chúng là vết tích của những chứng bệnh như trái rạ, đậu mùa; là những vết sẹo sau khi da bị mụn trứng c ámà ta chữa trị không đúng cách; hoặc là những vết lành sau chấn thương, tai nạn.
Những con số biết nói: mỗi năm có đến 100 triệu bệnh nhân ở các nước phát triển bị sẹo mụn, 80% trường hợp bị mụn trứng cá để lại sẹo rỗ do điều trị không đúng phương pháp, 95% khách hàng khi có sẹo trên mặt trở nên tự ti, buồn chán, không muốn tiếp xúc với người lạ.
Sẹo rỗ ngày càng được “khổ chủ” quan tâm đáng kể. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo lại đem đến phiền toái và nỗi mặc cảm to lớn, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, công việc và là chướng ngại cản trở sự thành công.
Có nhiều loại sẹo mụn: Sẹo lõm (sẹo rỗ), chiếm đa số và sẹo lồi, hãn hữu xảy ra. Vì chiếm đa số, kể từ đây, ta chỉ tìm hiểu về sẹo rỗ. Với sẹo rỗ, dựa trên hình thái của nó, Jacob chia sẹo rỗ thành 3 dạng: sẹo hình phễu ngược, hình lòng chảo và sẹo đáy phẳng.
Xác định dạng sẹo là một bước rất quan trọng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh nội khoa và các phương pháp điều trị đã áp dụng trước đây cần được quan tâm trước khi tiến hành can thiệp.
Có thể phân chia các phương pháp này thành 2 nhóm: Điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật:
Lột da bằng hóa chất:
Lột da mức độ nhẹ đến trung bình bằng hóa chất cho hiệu quả tương đối tốt trong điều trị nhóm sẹo nông. Hiện tượng sậm màu da tại chỗ sau lột mất khoảng 1 tuần.
Mài mòn và siêu mài mòn da:
Là phương pháp cũ, ngày nay rất ít được sử dụng vì hiệu quả không cao.
Tiêm chất làm đầy da hoặc ghép mỡ tự thân:
Đưa các chất từ bên ngoài vào lớp dưới da giúp nâng cao bề mặt da và làm đầy sẹo lõm. Các chất được sử dụng là collagen (từ người hay bò) hoặc axít hyaluronic (Teosyal, Restylane). Phương pháp này hữu hiệu trong trường hợp điều trị những sẹo nông với số lượng ít.
Ứng dụng Laser trong điều trị sẹo rỗ:
Laser phá huỷ mô xơ sẹo rỗ, tăng sinh collagen, tái tạo trẻ hoá vùng da xung quanh sẹo rỗ, làm cho da xung quanh và đáy sẹo rỗ ngang bằng nhau.
Fractional CO2 Laser và Erbium-Yag Laser thường được sử dụng. Hiệu quả bóc tách lớp nông bề mặt da đồng thời với kích thích tăng sinh collagen trong da của Laser với thời gian phục hồi sau điều trị ngắn khiến cho phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị sẹo, nhất là sẹo rỗ.
Quy trình điều trị: Tuỳ theo hiện trạng loại sẹo rỗ mà bác sĩ sử dụng các tần số Laser thích hợp cho từng loại sẹo rỗ
- Một loại laser giúp phá huỷ mô xơ của sẹo rỗ, tăng sinh collagen để làm đầy vết rổ
- Một loại laser được đánh xung quanh vùng vùng sẹo rỗ để làm săn chắc, trẻ hoá da, giúp ngang bằng vết rổ.
Đây là phương pháp điều trị sẹo rỗ mới nhất, mang lại hiệu quả 60-80%. Những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị là da bị đỏ, thâm trong khoảng 1 tuần lễ. Điều trị sẹo rỗ cũng rất cần sự kiên nhẫn và hợp tác tốt của bệnh nhân. Việc điều trị sẹo rỗ cần từ 3-5 lần, cách nhau 4-6 tuần, mỗi lần mất khoảng 60 phút.
Điều trị phẫu thuật:
Cần sự chuẩn bị chu đáo, với các thiết bị chuyên dùng và được thực hiện tại bệnh viện. Dù hiệu quả cao, nhưng do tính phức tạp của nó, phẫu thuật thường chỉ được thực hiện trong những trường hợp không thể điều trị hoặc thất bại với các phương pháp trên.
TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...

Đăng nhận xét